Những bức ảnh về chiến tranh Việt Nam ám ảnh cả thế giới

hoanghuyen |

Chiến tranh đã đi qua nhưng những nỗi đau và tội ác vẫn còn đọng lại sâu sắc trong từng hình ảnh, kí ức.

nhung-buc-anh-ve-chien-tranh-viet-nam-am-anh-ca-the-gioi

Một người cha ôm xác con nhìn lên chiếc xe chở lính Việt Nam Cộng hòa (VNCH). Đứa bé thiệt mạng khi quân VNCH tấn công du kích trong một ngôi làng gần biên giới Campuchia. Ảnh: AP (Tấm ảnh đoạt giải Pulitzer năm 1965 của ông Faas).

nhung-buc-anh-ve-chien-tranh-viet-nam-am-anh-ca-the-gioi

Nỗi đau của người Việt Nam trong trong chiến tranh, cảnh bàng hoàng của một gia đình khi chống chọi với bom đạn. Ảnh Faas (AP)

nhung-buc-anh-ve-chien-tranh-viet-nam-am-anh-ca-the-gioi

Một người phụ nữ tìm thấy thi thể của chồng mình trong một ngôi mộ tập thể chôn 47 người ở gần Huế, tháng 4/1969.

nhung-buc-anh-ve-chien-tranh-viet-nam-am-anh-ca-the-gioi

Ảnh cô bé Kim Phúc bị bỏng bom napalm năm 1972 ở Trảng Bàng (Tây Ninh) - Ảnh: Huỳnh Công "Nick" Ú. Bức ảnh này từng được báo New Stateman (Anh) đánh giá là bức ảnh thời sự chính trị xuất sắc nhất qua mọi thời đại, cô bé Phan Thị Kim Phúc sẽ mãi mãi ở cái tuổi lên 9 vừa la “Nóng quá! Nóng quá” vừa chạy khỏi ngôi làng đang cháy sau lưng!

nhung-buc-anh-ve-chien-tranh-viet-nam-am-anh-ca-the-gioi

Đây là bức ảnh hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu tại một ngã tư đông đúc ở Sài Gòn ngày 11/6/1963. Ông Thích Quảng Đức (1897 – 11/6/1963) làm vậy nhằm phản đối sự đàn áp Phật giáo của chính quyền Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm. Phóng viên Malcolm Browne giành Giải thưởng Ảnh báo chí Thế giới năm 1963 nhờ bức ảnh này.

nhung-buc-anh-ve-chien-tranh-viet-nam-am-anh-ca-the-gioi

Bức ảnh chụp người mẹ dẫn con lội qua sông tránh bom Mỹ mang về cho tác giả Kyoichi Sawada giành Giải thưởng Ảnh báo chí thế giới năm 1965. Kyoichi Sawada là ký giả Nhật, làm việc cho UPI, được giao nhiệm vụ tường thuật chiến tranh Việt Nam.

nhung-buc-anh-ve-chien-tranh-viet-nam-am-anh-ca-the-gioi

Đây là hình ảnh Giám đốc Cảnh sát Quốc gia Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Ngọc Loan bắn một người lính cộng sản bị trói tay ngay trên đường phố Sài Gòn ngày 1/2/1968. Bức ảnh mang về cho tác giả Eddie Adams Giải thưởng Ảnh báo chí Thế giới năm 1968, được lên trang nhất các thời báo lớn lúc bấy giờ và truyền đi nhanh chóng trên toàn thế giới.

nhung-buc-anh-ve-chien-tranh-viet-nam-am-anh-ca-the-gioi

Bức ảnh lính Mỹ dùng xe thiết giáp kéo lê xác 1 người lính cộng sản hồi tháng 2/1966 tại miền Nam, Việt Nam, nay là quận Tân Bình – thành phố Hồ Chí Minh gây chấn động thế giới. Tác giả của bức ảnh này chính là phóng viên người Nhật Kyoichi Sawada thuộc hãng thông tin UPI, thắng Giải thưởng Ảnh báo chí Thế giới năm 1966.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại