Mưu sinh trên đất của “người âm phủ”

NGUYỄN THU |

Nép mình giữa những tòa biệt thự, nhà cao tầng, khu chung cư sầm uất là nghĩa trang Triều Khúc (huyện Thanh Trì - Hà Nội). Đó là một thế giới khác, nhưng lại là nơi nhiều năm nay, những mảnh đời nghèo, bất hạnh vẫn ngày đêm “sống nhờ” người nằm dưới mộ lay lắt mưu sinh.

Chúng tôi đến nghĩa trang Triều Khúc, vào một buổi chiều muộn cuối thu se lạnh, sau một cơn mưa khiến con đường nhỏ len lỏi vào trong nghĩa địa lầy lội, những ngôi mộ nằm san sát, cỏ dại mọc um tùm…. Không gian như lạnh hơn, u ám hơn.

Ghé vào một căn nhà (đúng hơn gọi là lều) tuềnh toàng, lụp xụp, vách và mái dựng tạm bằng những tấm phibrô-ximăng, mảnh bạt rách, cả 4 hướng bị những ngôi mộ vây quanh. Chủ nhân là chị Dung, 47 tuổi, cho biết ở đây đã ngót 5 năm.

CHÙM ẢNH: Hãi hùng những “hố tử thần” khổng lồ gây chấn động dư luận CHÙM ẢNH: Hãi hùng những “hố tử thần” khổng lồ gây chấn động dư luận

Những "hố tử thần" này không chỉ nuốt nhà, nuốt đường hay nuốt xe cộ... mà chúng còn đe dọa trực tiếp đến sinh mạng của người dân, gây tâm lý hoang mang, lo sợ.

“Nhà nhỏ, chật chội quá, nên vào đây dựng lều ở tạm, buôn bán kiếm sống. Những ngày đầu mới đến ở nghĩa trang, tôi không thể nào ngủ được. Dù trời nắng hay mưa, vẫn có cảm giác lành lạnh” - chị Dung cho hay - “Hồi mới đến, tôi mất ngủ triền miên, người gầy xọp. Ở nghĩa trang thường có nhiều mèo hoang, đêm khuya mà nghe chúng gào thì người cứng bóng vía cũng lạnh sống lưng chứ đừng nói phụ nữ, thỉnh thoảng lại thấy người mất về trong giấc ngủ mơ màng. Lúc ấy, tôi chỉ ước có tiền, ra ngoài thuê đất buôn bán thôi, nhưng rồi cũng quen dần”.

Đi một vòng quanh nghĩa trang, hầu hết các “căn nhà” đều giống nhau: Tạm bợ, lụp xụp, tường xây bằng gạch non, mái lợp bằng đủ loại vật liệu, cửa là những tấm bạt rách buộc rúm ró… Những người mưu sinh nhờ đất của người chết xoay đủ mọi nghề: Phụ nữ thì rong ruổi khắp nơi thu mua phế liệu; sơ chế và chế biến lông vịt, lông gà, lông ngan, tái chế nhựa; còn đàn ông thì chạy xe ôm, bốc vác, phụ hồ... Hằng ngày, họ túa đi khắp nơi, tối mịt mới trở về “tổ” rồi lại tất bật hì hục phân loại, chất thành đống chờ đủ lượng hàng thì cân cho chủ buôn.

Vào phía trong nghĩa trang, chúng tôi ghé vào “nhà” anh Hòa, gia đình anh sống ở đây đã gần 2 năm, mưu sinh bằng nghề thu mua lông gia cầm. Anh Hòa trước làm nghề bốc vác trên chợ Đồng Xuân, nuôi cả gia đình, nhưng từ ngày căn bệnh hen nặng thêm, sức khỏe yếu dần, không thể vác hàng được nữa, gia đình anh rơi vào cảnh khốn khó. Anh dắt díu vợ con vào nghĩa trang dựng lán mưu sinh và lạc bước vào thế giới của những người “khuất mặt” này.

Cụ già phải trèo ra khỏi nhà do... nâng mặt đường Cụ già phải trèo ra khỏi nhà do... nâng mặt đường

Hơn 3 tháng nay, hơn 25 hộ dân trong hẻm 1007 lô C, khu Lò Gốm, phường 8, quận 6, TP.HCM phải chung chịu vất vả cảnh bắt thang trèo ra leo vào căn nhà bao năm qua họ vẫn sinh sống.

Do tính chất việc mưu sinh và không gian ở nghĩa địa là thế, nên mỗi khi trời mưa bão, mùi hôi thối nồng nặc bốc lên từ những đống rác thải, phế liệu, lông gà, lông vịt, bụi bay mù mịt khắp cả một vùng… khiến môi trường nơi đây ô nhiễm nghiêm trọng. Thế nhưng, ngày qua ngày, những hộ dân ở đây vẫn sống và miệt mài làm việc, đáng ngại hơn là cuộc sống sinh hoạt của họ đều dùng nước giếng khoan. Nhưng khi được hỏi về chất lượng nước và bệnh tật, tất cả họ đều nói: “Nước rất trong và chẳng có mùi gì” (?!)

Rời khỏi khu nghĩa địa ra về mà bước chân của chúng tôi như nặng trĩu lại, một cảm giác lành lạnh và đượm buồn khi nghĩ về cuộc đời của những người sống ở nơi đây. Chúng tôi mong sao việc buôn bán của họ thuận lợi hơn để có tiền thuê được nhà sinh sống, làm ăn và thoát khỏi chốn u ám này.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại