Mục sở thị 'địa ngục trần gian' giam 500 tù chính trị

daquynh |

Hàng loạt các tên tuổi lớn bị bắt giam và tra tấn dã man ở đây.

Nằm khép mình bên dòng Đăk Bla chảy qua trung tâm TP Kon Tum, di tích Ngục Kon Tum như khúc tráng ca bất diệt, minh chứng cho tinh thần yêu nước của người chiến sĩ cách mạng.

Ngục Kon Tum được thực dân Pháp xây dựng từ những năm 1915-1917 để giam giữ tù nhân thường phạm.15 năm sau, khi phong trào Xô-Viết Nghệ-Tĩnh (1930-1931) của những người yêu nước nổi lên, Ngục Kon Tum trở thành nơi giam giữ tù chính trị.

Với những nhục hình tra tấn dã man, Ngục Kon Tum trở thành “Địa ngục trần gian” một thời. 500 tù chính trị với hàng loạt các tên tuổi lớn như: Hồ Tùng Mậu, Đặng Thái Thuyến, Nguyễn Huy Lung, Trịnh Quang Xuân, Võ Trọng Bành, Ngô Đức Đệ, Trương Quang Trọng, Lê Văn Hiến, Nguyễn Hoàn, Trần Hữu Dương, Lê Trọng Kha, Võ Am… đã bị bắt giam tại đây.

Trải qua hơn 80 năm, dấu tích ngục Kon Tum chỉ còn vài đường gạch, lõi thép đã hoen rỉ, nhưng khúc tráng ca bất diệt về lòng yêu nước, tinh thần quả cảm của người chiến sỹ cộng sản vẫn còn đó.

Ngục Kon Tum mãi như lời nhắc nhở của thế hệ cha anh với thế hệ trẻ ngày nay.

Mô hình Ngục Kon Tum xưa được dựng lại

Nhà tưởng niệm di tích Ngục Kon Tum được xây dựng lại trên nền, khuôn viên di tích Ngục Kon Tum

Gò đất được chính những người tù chính trị đắp lên bằng hình thức lao động khổ sai trong suốt thời gian dài

Gông, cùm được thực dân Pháp dùng để tra tấn, giam cầm những người yêu nước Việt Nam

Khu nhà lao Ngoài cùng hệ thống cùm tập thể

Trước phòng trào yêu nước, thực dân Pháp đã ra tay đánh đập, đàn áp dã man các chiến sỹ cách mạng, máu các chiến sỹ yêu nước đã nhuốm đỏ đất trời Tây nguyên và dòng Đăk Bla

Hàng trăm người tù yêu nước bị giam cầm tại Nhà ngục Kon Tum đã phải bỏ mạng vì chích sách hà khắc, đàn áp dã man của thực dân

Những khúc gỗ trắc được dùng để đánh dấu phần mộ chôn cất các chiến sỹ cách mạng

TheoVTC


Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại