Ăn mì tôm sống, miền Trung gượng dậy sau lũ lớn

Khánh Hà |

(Soha.vn) - Nhiều sông ở miền Trung, lũ lớn hơn đỉnh cũ từ 0,2 - 04 mét. Người dân nam miền Trung đang phải đối mặt với nước lũ lụt, thiệt hại khủng khiếp.

* Cập nhật liên tục: Phòng chống LŨ LỤT, MƯA NGẬP, GIÓ LỐC... do siêu bão Haiyan - bão số 14 gây ra tại Việt Nam

Do mưa lũ, từ Quảng Trị tới Phú Yên bị mất điện nhiều nơi. Tới 18h ngày 17/11, nước lũ trên các sông của các địa phương đã rút dần. Mọi nỗ lực cứu trợ đang được ráo riết thực hiện.

Sau lũ lụt lớn, bùn lầy ngập nhà dân. Gia tài là con bò được nhốt ngay ngoài hiên nhà.

	Nhiều thôn, xóm ở Quảng Ngãi bị cô lập, đoàn cứu trợ đi xuồng máy, mang mì tôm, nước uống tới cho đồng bào.

Nhiều thôn, xóm ở Quảng Ngãi bị cô lập, đoàn cứu trợ đi xuồng máy, mang mì tôm, nước uống tới cho đồng bào. Hình ảnh từ Báo Quảng Ngãi.

 

	Bà Lê Thị Thôi (81 tuổi) ở Quảng Ngãi bên thùng mì cứu trợ.

Bà Lê Thị Thôi (81 tuổi) ở Quảng Ngãi bên thùng mì cứu trợ.


	Ăn mì sống là tình trạng chung của người dân vùng lũ.

Ăn mì sống là tình trạng chung của người dân vùng lũ.

Tới 15h ngày 17/11, các tỉnh miền Trung chịu ảnh hưởng của cơn bão số 15 vẫn chìm trong nước. Mưa đã dứt, lũ các sông đã rút nhưng rất chậm. Hàng ngàn người dân các tỉnh từ Thừa Thiên Huế tới Phú Yên, Khánh Hòa vẫn đang sống cùng nước lũ.

Theo thống kê chưa đầy đủ, trong đợt lũ này có 34 người chết và mất tích.


	Bà Trần Thị Hồng- bà ngoại em Nguyễn Minh Tâm, học sinh lớp 12, Trường THPT Nguyễn Công Trứ (Mộ Đức, Quảng Ngãi) khóc thương cháu. Em Tâm đi kiếm mì tôm cho bà và không trở về.

Bà Trần Thị Hồng- bà ngoại em Nguyễn Minh Tâm, học sinh lớp 12, Trường THPT Nguyễn Công Trứ (Mộ Đức, Quảng Ngãi) khóc thương cháu. Em Tâm đi kiếm mì tôm cho bà và không trở về.

Các tỉnh miền Trung đang nỗ lực cứu trợ đồng bào. Những thùng mì tôm, nước lọc khẩn trương tới với người dân vùng lũ bất chấp đêm mưa gió.


	Bình Định là nơi thiệt hại nặng nề nhất trong đợt lũ này. Hội chữ thập đỏ đang tích cực vận động hàng cứu trợ tới tâm lũ.

Bình Định là nơi thiệt hại nặng nề nhất trong đợt lũ này. Hội chữ thập đỏ đang tích cực vận động hàng cứu trợ tới tâm lũ. Ảnh Báo Bình Định.


	Mì tôm đã tới vùng lũ. Ảnh Tuổi Trẻ.

Mì tôm đã tới vùng lũ. Ảnh Tuổi Trẻ.

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, lũ các sông từ Thừa Thiên Huế đến bắc Khánh Hòa đang xuống chậm và còn ở mức từ BĐ2 - BĐ3. Riêng hạ lưu sông Ba do xả lũ của hồ thủy điện Sông Ba Hạ mực nước đang lên lại.

Các sông có nước lớn ở miền Trung gồm: Sông Trà Khúc ở Quảng Ngãi tại trạm Trà Khúc mực nước đo được lúc 0h ngày 16/11 là 8,76m, trên báo động 3 là 2,26m, cao hơn đỉnh lũ lịch sử năm 1999 là 0,4m. Sông Vệ (Quảng Ngãi) tại trạm Sông Vệ mực nước 6,03m, trên báo động 3 là 1,53m và cao hơn đỉnh lũ lịch sử năm 1999 là 0,04m.

Sông Kôn tại Thạch Hòa (Bình Định) mực nước 9,68m (vào 5h sáng 16/11), trên báo động 3 là 1,68m, cao hơn đỉnh lũ lịch sử năm 1987 là 0,24m. Ở An Khê (Gia Lai) đỉnh lũ cũng vượt mốc lịch sử năm 1981.

Mưa lớn tập trung trong ngày 15, 16/11 nên sau đó, nước tập trung nhanh hơn, lũ về lớn hơn.

Tại Quảng Nam: Hàng chục nghìn ngôi nhà ở huyện Quế Sơn, Duy Xuyên, Nông Sơn, Điện Bàn, Đại Lộc và thành phố Hội An trong biển lũ. Có 1.500 hộ dân ở huyện Nông Sơn, Quảng Nam phải di dời tránh lũ.

Đã có ít nhất 3 người chết tại tỉnh Quảng Nam. Lũ tràn qua QL1, một số tỉnh lộ bị sạt, hỏng nghiêm trọng.

Nhà dân ngập tới nóc.

	Nước ngập tràn qua đường lớn.

Nước ngập tràn qua đường lớn.

 

	Các tuyến đường lên các huyện miền núi bị hư hỏng nặng.

Các tuyến đường lên các huyện miền núi bị hư hỏng nặng.

 

	Vùng nông thôn ở các huyện đồng bằng tỉnh Quảng Nam cũng ngập trong biển nước.

Vùng nông thôn ở các huyện đồng bằng tỉnh Quảng Nam cũng ngập trong biển nước.


	Trạm xá bị ngập, sản phụ Hồ Thị Ánh Hồng (29 tuổi, trú thôn Lệ Bắc, xã Duy Châu, huyện Duy Xuyên) trong tình trạng nguy kịch, mất máu nhiều, khó thở.Chị đã được cứu sống, sinh bé trai nặng 3,7kg.

Trạm xá bị ngập, sản phụ Hồ Thị Ánh Hồng (29 tuổi, trú thôn Lệ Bắc, xã Duy Châu, huyện Duy Xuyên) trong tình trạng nguy kịch, mất máu nhiều, khó thở.Chị đã được cứu sống, sinh bé trai nặng 3,7kg.

Quảng Ngãi: Có 12 người chết do mưa lũ.


	Tuyến tỉnh lộ 623 đoạn qua xã Sơn Thượng, huyện Sơn Hà, Quảng Ngãi bị sạt lở

Tuyến tỉnh lộ 623 đoạn qua xã Sơn Thượng, huyện Sơn Hà, Quảng Ngãi bị sạt lở


	Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo hỗ trợ, tìm kiếm thi thể 2 người mất tích tại xã Sơn Dung, huyện Sơn Tây

Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo hỗ trợ, tìm kiếm thi thể 2 người mất tích tại xã Sơn Dung, huyện Sơn Tây

Theo báo cáo của UBND huyện Sơn Hà, toàn huyện vẫn còn hơn 3.000 hộ bị cô lập ở các xã Sơn Cao, Sơn Linh và Sơn Nham. Đến nay, huyện Sơn Hà thống kê thiệt hại khoảng 81 tỷ đồng sau trận lũ lịch sử. Mưa lớn và lũ dâng lên nhanh trong hai ngày 15,16.11 đã khiến 165 nhà bị sập, trôi hoàn toàn, 300 nhà bị sạt vách, 1.000 nhà có nguy cơ ngã đổ. Toàn huyện có 63 điểm sạt lở trên các tuyến đường. Cầu treo Sơn Thủy bắc qua sông Re đã bị gãy trôi đường dẫn vào cầu. Có 2-3 km đường nhựa và đường bê tông ở các tuyến bị đứt, trôi, hư hỏng.

Theo Báo Quảng Ngãi, có hàng trăm ngôi nhà bị ngã đổ, hư hại nặng; hàng trăm công trình y tế, trường học, cơ quan bị hư hại. Về thiệt hại nông nghiệp, sơ bộ có có 350 tấn giống bị ướt (Mộ Đức), 9.538,8 tấn lương thực bị ướt, hư hỏng: (Mộ Đức: 6.000, Đức Phổ: 2.500, Tư Nghĩa: 1.000, Sơn Tịnh: 38,8 ).

Cây công nghiệp ngắn ngày (mì, mía) bị ngập úng: 1.431,5 ha (Tư Nghĩa: 900, Đức Phổ: 500, Sơn Tịnh: 9,5, Ba Tơ: 22). Diện tích rau màu bị thiệt hai: 243,6 ha (Sơn Tịnh: 3, Đức Phổ: 243,5). Gia súc bị thiệt hại: 10.849 con (Tư Nghĩa: 10.750, Sơn Tịnh: 99). Gia cầm bị cuốn trôi: 10.637 con (Đức Phổ: 80.000, Tư Nghĩa: 20.000, Sơn Tịnh: 6.437).

Nhà bị đổ sập.

	Nước mênh mông, cô lập xóm làng.

Nước mênh mông, cô lập xóm làng.

Tỉnh Bình Định: Tính tới thời điểm trưa ngày 17/11, Bình Định là tỉnh có 13 người chết, 2 người mất tích, thiệt hại về người lớn nhất.

 
 

Tại Bình Định, mưa lũ cũng đã làm ngập 98.094 ngôi nhà của dân; 6 nhà bị sập và 84 ngôi nhà bị hư hỏng.

Quốc lộ 1 đoạn đi qua thị xã An Nhơn bị ngập sâu 1,2m đến 1,4m; tuyến đường nối quốc lộ 1 đến sân bay Phù Cát bị tắc đường do ngập nước, các chuyến bay từ Quy Nhơn bị đình trệ. Nước lũ đã chạm đáy dầm Cầu Gành trên quốc lộ 1, nếu nước lũ không xuống, cầu này có nguy cơ bị sập. Quốc lộ 1D đoạn tại ngã ba Long Vân và hồ Phú Hòa cũng ngập sâu 0,5m, giao thông bị ngừng trệ. Quốc lộ 19 bị ngập sâu rất nhiều đoạn, giao thông từ TP Quy Nhơn lên huyện Tây Sơn và tỉnh Gia Lai bị ách tắc.

Các tỉnh Thừa Thiên - Huế, Gia Lai, Kon Tum cũng bị ngập nhiều nơi. Các địa phương hiện đang tích cực cứu dân, khắc phục hậu quả mưa lũ.

Tính tới trưa ngày 17/11, đã có 34 người chết và mất tích, hàng ngàn người vẫn đang sống trong cảnh thiếu thốn.


	Những thùng mì tôm, nước lọc được chuyển tới đồng bào vùng lũ.

Những thùng mì tôm, nước lọc được chuyển tới đồng bào vùng lũ.

Theo Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương, hiện nay, mưa  đã tạnh, các tỉnh miền Trung đang tích cực trong công tác cứu trợ người dân.

BBT mong nhận được tin, bài, hình ảnh của độc giả khắp mọi vùng miền. Các tin bài nhanh, độc, ấn tượng về lũ lụt miền Trung của CTV sẽ được trả nhuận bút trong 24h. Trân trọng!

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại