“Lò ông Táo” độc nhất vô nhị ở Sài Gòn

Nguyễn Tuấn |

Nhân dịp tết ông Công ông Táo (23 tháng chạp), mời bạn đọc về thăm nơi làm bếp đất thủ công duy nhất ở TP.HCM.

Người giữ nghề “nặn ông Táo” là nghệ nhân Trần Văn Tiếp, thường gọi là Năm Tiếp “lò đất” đã gắn bó với nghề hơn 30 năm nay.

“Lò ông Táo” nằm dưới chân cầu Rạch Cây, thuộc phường 16, Q.8 ngay cạnh những khu chung cư cao tầng san sát.

Từ chiếc lò thô sơ, qua bàn tay người thợ cắt gọt tạo thành chiếc lò sắc nét, bắt mắt, cứng cáp

Từ chiếc lò thô sơ, qua bàn tay người thợ cắt gọt tạo thành chiếc lò sắc nét, bắt mắt, cứng cáp

Xưa kia, đất lò gốm rộng thênh thang, đi khắp bến Phú Định (Q.8) đều nhìn thấy khói ngun ngút bốc lên từ hàng trăm lò.

Giờ Phú Định đã đô thị hóa, vật liệu đất sét phải mua từ dưới miền Tây, lại thêm cuộc sống hiện đại: bếp ga, bếp từ…dần thay thế chỗ của chiếc lò đất trong bếp mỗi gia đình nên chỉ còn một mình ông Năm Tiếp níu giữ lấy nghề.

Dưới đây xin giới thiệu bạn đọc chùm ảnh ghi lại quá trình sản xuất thủ công “ông Táo” ở “lò ông Táo” Năm Tiếp:

Nguyên vật liệu chính để làm là đất sét trộn với mùn cưa, tro trấu. Xưa những mỏ đất sét sẵn có, giờ lò ông Năm Tiếp phải xuống tận Cần Giuộc (Long An) và các tỉnh miền Tây để mua đất. Trong ảnh: các công nhân đang vận chuyển đất sét bằng xe rùa từ thuyền qua đập tràn. Qua đập tràn rồi mang xuống thuyền chờ sẵn bên đó rồi mới vận chuyển về cơ sở sản xuất

Nguyên vật liệu chính để làm là đất sét trộn với mùn cưa, tro trấu. Xưa những mỏ đất sét sẵn có, giờ lò ông Năm Tiếp phải xuống tận Cần Giuộc (Long An) và các tỉnh miền Tây để mua đất. Trong ảnh: các công nhân đang vận chuyển đất sét bằng xe rùa từ thuyền qua đập tràn. Qua đập tràn rồi mang xuống thuyền chờ sẵn bên đó rồi mới vận chuyển về cơ sở sản xuất

Quay lò lên hình

Quay lò lên hình

Thao tác cắt gọn bếp lò cho gọn gàng, vuông vức, đảm bảo tính thẩm mỹ. Bằng niềm đam mê , bếp lò của ông Năm Tiếp giờ đã cải tiến nhiều về mẫu mã, sản phẩm nên đứng vững với nghề, cung cấp chủ yếu cho người dân thu nhập thấp ở các vùng ven đô thị, vùng quê

Thao tác cắt gọn bếp lò cho gọn gàng, vuông vức, đảm bảo tính thẩm mỹ. Bằng niềm đam mê , bếp lò của ông Năm Tiếp giờ đã cải tiến nhiều về mẫu mã, sản phẩm nên đứng vững với nghề, cung cấp chủ yếu cho người dân thu nhập thấp ở các vùng ven đô thị, vùng quê

Phơi khô lò đất, thường là trong 2-3 ngày. Trong lúc phơi phải canh chừng thời tiết và tưới nước giữ ẩm để cho đầu lò không bị nứt

Phơi khô lò đất, thường là trong 2-3 ngày. Trong lúc phơi phải canh chừng thời tiết và tưới nước giữ ẩm để cho đầu lò không bị nứt

Nguyên vật liệu đốt lò nung chủ yếu là trấu. Các người thợ phải túc trực bên lò nung để đảm bảo lò nung luôn đỏ lửa. Chỉ cần một chút bất cẩn, lò nung tắt lửa, hết trấu, coi như loạt sản phẩm “ông Táo” phải bỏ đi
Bếp lò được nhúng qua nước màu để có màu sắc bắt mắt, đây là công đoạn sau khi nung

Bếp lò được nhúng qua nước màu để có màu sắc bắt mắt, đây là công đoạn sau khi nung

“Mặc áo” cho lò, công đoạn mà các thợ trẻ mới vào nghề thường đảm nhận

“Mặc áo” cho lò, công đoạn mà các thợ trẻ mới vào nghề thường đảm nhận

Một người thợ đang cẩn thận tìm và làm liền những vết nứt trên thân lò, đây là công đoạn hoàn thiện cuối cùng trước khi chuyển tới khách hàng

Một người thợ đang cẩn thận tìm và làm liền những vết nứt trên thân lò, đây là công đoạn hoàn thiện cuối cùng trước khi chuyển tới khách hàng

Qua bàn tay khéo léo của người thợ, Bếp ông Táo hoàn thiện vô cùng vuông vức, chắc chắn và đẹp.

Qua bàn tay khéo léo của người thợ, "Bếp ông Táo" hoàn thiện vô cùng vuông vức, chắc chắn và đẹp.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại