Lạm dụng việc xử phạt

Theo Lao Động |

(Soha.vn) -

Lạm dụng việc xử phạt

Quy định "phạt xe không chính chủ" gây nhiều bàn cãi trong thời gian qua.

Cái đáng bất ngờ hơn là: Ông làm điều này trong xu thế các bộ, ngành khác đều tìm cách tăng cường xử phạt.

Trong số 17 dự thảo văn bản quy phạm pháp luật (trừ Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992) đang được đưa ra lấy ý kiến nhân dân trên cổng thông tin điện tử của Chính phủ thì có tới 11 dự thảo văn bản liên quan đến xử phạt hành chính, chiếm gần 65%.

Đó là các dự thảo văn bản về xử phạt hành chính trong lĩnh vực khí tượng, thủy văn, đo đạc, bản đồ; an toàn thực phẩm; quản lý, sử dụng tài sản nhà nước; dạy nghề; thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi; hoạt động thủy sản; lĩnh vực hải quan; y tế...

Xử phạt để quản lý nhà nước là cần thiết; thế nhưng, lạm dụng công cụ này lại là điều đáng phải băn khoăn.

Trước hết, có rất nhiều yếu tố tác động lên hành vi của con người (lý thuyết lập pháp chỉ ra 8 yếu tố). Đánh vào lợi ích (phạt) để điều chỉnh hành vi chỉ là một trong những yếu tố như vậy.

Việc lạm dụng yếu tố này cho thấy chúng ta ít hiểu biết về các yếu tố khác hoặc ít có khả năng sử dụng các yếu tố khác. Trong lúc đó, nhiều yếu tố tác động lên hành vi triệt để hơn và hiệu quả hơn. Ví dụ, truyền thông có khả năng tác động lên hành vi rất lớn, thế nhưng thường bị bỏ qua hoặc làm chiếu lệ, hình thức.

Hai là, xử phạt là việc làm thường xúc phạm con người. Do bị xúc phạm nên chống đối là tâm lý phổ biến. Điều này một mặt gây ra căng thẳng xã hội, mặt khác làm phát sinh chi phí cho cả người dân và cả các cơ quan quản lý.

Ba là, quyền xử phạt rất dễ bị lạm dụng. Trong điều kiện đạo đức công vụ khó xác lập như hiện nay, đây quả thực là một vấn nạn khôn lường. Nhiều khi sự vi phạm của người dân chưa chắc đã là một vấn đề lớn hơn so với sự tham nhũng của bộ máy.

Bốn là, việc xử phạt càng bất hợp lý thì khả năng bị vô hiệu hoá càng cao. Vì, với một mức phạt quá cao, người dân sẽ tìm cách “cưa đôi” với lực lượng chức năng. Điều này không chỉ vô hiệu hoá chính sách lập pháp, mà còn làm tha hoá bộ máy công quyền.

Trở lại với việc Bộ trưởng Bộ GTVT rút đề xuất phạt xe không chính chủ, việc làm này không chỉ góp phần gia tăng chỉ số tín nhiệm của bộ trưởng, mà còn giúp cho dự thảo văn bản của ông tránh được một trong những khuyết điểm mà đa số các văn bản quy phạm pháp luật của chúng ta đều mắc phải.

Đó là sự nhồi nhét chính sách. Cứ nghĩ mà xem, tại sao lại xử lý hành vi không sang tên đổi chủ tài sản (phương tiện giao thông) trong một văn bản về giao thông (?!)

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại