Gia đình câm điếc làm bánh khoái nổi tiếng nhất cố đô

Bánh khoái "không lời" (đường Đinh Tiên Hoàng, phường Phú Hòa, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế) do một gia đình câm điếc làm ra và kinh doanh, luôn hấp dẫn khách tây lẫn khách ta lui tới ở đất cố đô.

Thay đổi sóng não như thế nào để đạt được hiệu quả mong muốn? Phật pháp căn bản: Có ai chưa từng biết ngũ giới? HT Thích Thiện Bảo: Cần hướng dẫn giới trẻ tinh thần thiết thực Hình ảnh và ý nghĩa khăn Piêu của người Thái Mùi của mưa từ đâu tới? Loài cá có hàm răng giống người có thể gây nguy hiểm.

Quán trà “cối cổ” độc đáo giữa Thủ đô Quán trà “cối cổ” độc đáo giữa Thủ đô

14 chiếc ghế ngồi của quán trà là ngần ấy cối đá dùng để đập lúa của nhà nông thời xa xưa.

Tai ương bất ngờ đến bén duyên với bánh khoái

Bánh khoái “không lời” thực chất là tên gọi mà người dân trong vùng đặt cho tiệm Lạc Thiện bánh khoái Thượng Tứ nằm trước cổng Thượng Tứ, nổi tiếng vì có tên trong sách cầm tay hướng dẫn du lịch quốc tế, như di tích cổng thành Thượng Tứ - nơi xưa kia chuyên nuôi ngựa kéo xe cho các vuatriều Nguyễn vậy.

Khu vực này vốn là phố bánh của gia đình có 8 người con xinh đẹp, khéo tay nhưng hết 7 người bị câm điếc bẩm sinh. Năm 1956, bà Hồ Thị Trà - cô gái Huế, kết duyên với ông Lê Văn Thiện người Quảng Trị. Rồi bất hạnh bất ngờ giáng xuống ngay khi gia đình có tin vui: đang mang thai con gái đầu lòng, bà Trà bỗng ốm rồi mắc phải căn bệnh lạ dẫn tới lãng tai.

Chỉ ít lâu sau khi phát bệnh, bà Trà điếc hẳn dù thuốc, thầy đã "vái tứ phương". Lạ lùng, lần lượt những người con của bà sau đó 2 trai 5 gái ai cũng bị khuyết tật câm, điếc. Đã có lúc khổ đau, tuyệt vọng nhưng vượt lên tất cả để vui sống, mưu sinh nuôi đàn con nhỏ, năm 1965 ông Thiện và bà Trà đồng lòng xây dựng nên tiệm bánh Thượng Tứ, còn có tên Lạc Thiện.

Bà Trà bén duyên bánh khoái, khách tứ xứ đến quán lúc nào cũng tấp nập, làm không kịp tay. Nhưng lúc đó bà chưa từng nghĩ, ngoài là cái “cần câu cơm” cứu giúp gia đình 10 miệng ăn, còn có thể phát đạt lên nhờ bánh khoái. Khi lớn lên, cả 7 người con đều học theo “nết” người mẹ hiền từ, đôn hậu lại giỏi giang bếp núc. Ngày ngày, con trai con gái thương mẹ, đam mê làm bánh mà thành nghề lúc nào không hay.

Những chiếc bánh khoái do chính tay những cô, cậu "không nói không rằng" này làm vừa đẹp mắt vừa ngon miệng, với hương vị không lẫn vào đâu được, đã “chuốc” say lòng du khách nán lại Huế.

Ông Sinh, người lái xe ôm hơn 20 năm trước cửa hàng Lạc Thuận (của một trong những người con gái bà Trà) giúp tôi nói chuyện bằng ký hiệu. Ông bảo: "Ngoài lái xe ôm, tôi còn biết chút tiếng Anh và ngôn ngữ người câm để giúp đỡ gia đình bà Trà mỗi khi có khách tới quán”.

"Không lời” nhưng nổi tiếng

Về Huế, bánh khoái làm hài lòng cả những "chuyên gia sành ăn" khó tính, nhưng bánh khoái Thượng Tứ là cái tên được hỏi nhiều nhất và được tôn vinh là tinh hoa văn hóa ẩm thực Huế.

Cửa hiệu bánh khoái Lạc Thiện
Cửa hiệu bánh khoái Lạc Thiện

Nhờ bác xe ôm, chúng tôi có thể nói chuyện với chị Lê Thị Thanh Thúy (36 tuổi) - con gái đầu của ông Lê Văn Trung (người con trai cả câm điếc của bà Trà). Được giới thiệu, chị Thúy niềm nở đón chúng tôi trong lúc giúp cha dọn rau ăn kèm ra bàn.

Ông nội đã mất, bà nội Thúy năm nay đã 88 tuổi. Hiệu bánh được truyền lại cho cha chị quản lý cả chục năm nay. Vừa làm, chị Thúy vừa bắt đầu câu chuyện: “Năm 2008, em gái tôi đã thúc giục cha đi đăng ký thương hiệu. Hồi đó, đăng ký thương hiệu ở Huế chưa phổ biến nên gặp rất nhiều khó khăn, phải chờ đến nửa năm”.

sản phẩm bánh khoái của gia đình câm điếc
Sản phẩm bánh khoái của gia đình câm điếc

Đằng phía bếp, bà Trà tuổi đã cao đích thân đổ bánh cho tôi xem. Những làn khói nghi ngút tỏa ra, mọi người còn gọi bánh "khói" cũng vì thế, làm tăng thêm sức hấp dẫn không cưỡng lại được cho thứ bánh “ma lực” của bà Trà.

Chị Thúy chỉ vẽ từ công đoạn đầu tiên là đi chợ quê để mua được rau sống gồm tỏi, ớt, xà lách, cải con, rau má sạch... cho tới cái chát chát của vả, cái ngọt mát của dưa leo làm cũng kỳ công và tốn khá nhiều thời gian, để tới 8 giờ sáng dọn hàng cho tới 22 giờ đêm, đều đặn đã ½ thế kỷ.

Công đoạn thứ hai là đổ bánh, đặc biệt dù đông khách tới mấy cũng chỉ đổ 3 khuôn: để chảo sôi dầu, bột gạo trộn với nghệ vàng tráng đều rồi thả giá, chả, tôm vào; đổ thêm chút dầu cho béo ngậy, đậy nắp chừng 5 phút thì cho thêm trứng, gấp bánh làm hai, thấy giòn như bánh đa thì gắp ra. Màu vàng tươi của bột nghệ, trứng; màu đỏ của tôm, trắng của giá, hồng của chả, xanh của hành tạo nên ngũ sắc bắt mắt.

Anh Lê Văn Phước, một người nhiều năm làm du lịch chia sẻ: “Khách Tây họ ăn nhiều đồ ngọt nên rất thích ăn bánh mặn. Đặc biệt là tây ba lô người Pháp”.

Khó nhất là nước lèo chấm; và bí quyết nằm ở thứ nước sền sệt tạo bởi hàng chục gia vị quyết định chất lượng của bánh. Thứ nước lèo ngọt nhưng mặn mà khiến khách phương xa đã tới Thượng Tứ chiêm ngưỡng sự cổ kính của thành quách, đều không thể bỏ qua cơ hội thưởng thức món ăn hảo hạng này.

Bánh khoái không giống bánh xèo Quảng Nam có thể làm sẵn ăn ngay. Muốn ăn bánh khoái thì phải đợi, bánh vừa bắc xuống là khói đưa đường cho hương bay tới trước khiến ai cũng phát thèm. Việt Kiều, khách cả Nam lẫn Bắc truyền tai “Đến Huế mà bỏ qua bánh khoái Thượng Tứ là chưa phải đến Huế”. “Say” bánh Lạc Thiện, nhiều du khách đã cắp sách cắp vở tới xin học.

Những biệt thự 'lô cốt' giá triệu đô của nhà giàu Việt Những biệt thự "lô cốt" giá triệu đô của nhà giàu Việt

(Soha.vn) - Những ngôi biệt thự này được thiết kế sang trọng, hoành tráng, nhiều người nhìn thèm muốn nhưng chúng lại bị biến thành lô cốt bất đắc dĩ.

May thay, tới đời cháu bà Trà thì không còn ai bị tật như bố mẹ. Thương hiệu bánh khoái Thượng Tứ của người câm đã vượt ra ngoài biên giới Việt như một thứ "hữu xạ". “Có nhiều thực khách tôi cầm tay chỉ đường, có người chưa kịp giới thiệu đã nằng nặc tới ăn thử. Có người đã ăn xong, về nước rồi trở lại Việt Nam, về Huế chỉ để ăn bánh khoái”, anh Phước kể.

Để thương hiệu bánh khoái Thượng Tứ trở nên "danh bất hư truyền", chị Thúy cho biết: “Bốn cô chú hiện còn nối nghiệp, sống liền kề cùng dãy phố lúc nào cũng nhủ nhau phải làm bánh tới đời cháu, chắt sao cho khách tới quán thấy khi nào cũng như khi nấy, không bị mai một”.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại