Độc đáo lễ hội vừa thổi cơm thi vừa khóc ở Hà Nội

Triệu Quang |

Khói rơm nghi ngút bay giữa sân đình khiến những người chơi phải nước mắt ngắn nước mắt dài, nhưng vẫn kiên nhẫn ngồi nhóm lửa làm sao cho nồi cơm của đội mình chín nhanh và ngon nhất.

thoi-com-Thi-Cam-hinh-anh-1
Lễ hội thổi cơm Thị Cấm (Xuân Phương, Nam Từ Liêm, Hà Nội) được tổ chức vào múng 8 Tết hàng năm. Hàng ngàn người dân và du khách thập phương đổ về đây để xem các đội nấu cơm thi. Hội thổi cơm thi Thị Cấm đã có từ rất lâu đời. Tương truyền từ thời vua Hùng thứ 18, có đôi vợ chồng tướng tiên phong là Phan Tây Nhạc và Hoa Dung trẩy quân qua làng đi dẹp giặc. Dân làng xin đi theo, tướng quân bèn mở cuộc thi thổi cơm để chọn người nuôi quân giỏi, sau khi vợ chồng tướng quân mất, làng mở hội thổi cơm thi để nhớ.
thoi-com-Thi-Cam-hinh-anh-2
Sẽ có 4 đội tham gia và phải trải qua 3 phần thi là kéo lửa, chạy lấy nước và giã thóc thành gạo nấu cơm.
thoi-com-Thi-Cam-hinh-anh-3
Ở phần thi kéo lửa, mỗi đội cử ra 4 thanh niên khỏe mạnh. Dụng cụ bao gồm: Rơm nhóm lửa, đoạn tre đực già dùi sẵn những khe nhỏ và một que giang luồn vào khe đó đánh lửa. Khi có khói lên thì dừng lại và thổi lửa bùng lên, chuyển lửa đó sang vị trí nấu cơm.
thoi-com-Thi-Cam-hinh-anh-4
Các thành viên nữ của đội đã ngồi tước nhỏ những thanh tre từ trước và đợi lửa đến để nấu cơm.
thoi-com-Thi-Cam-hinh-anh-5
Những thành viên khác thì chung tay giã thóc bằng chày gỗ và cối đá.
thoi-com-Thi-Cam-hinh-anh-6
Sau đó, họ sàng sẩy bớt những hạt thóc nép và cùng nhau nhặt bỏ những hạt trấu, sạn… lẫn trong gạo.
thoi-com-Thi-Cam-hinh-anh-7
Gạo được vo qua nước lấy từ sông Nhuệ để trắng và thơm ngon hơn.
thoi-com-Thi-Cam-hinh-anh-8
Khi nước trong nồi đã sôi, người ta đổ gạo vào và đun lửa thật to cho cơm mau chín.
thoi-com-Thi-Cam-hinh-anh-9
Tất cả mọi thành viên trong đội đều tập trung tiếp rơm, tiếp củi để nấu cơm.
thoi-com-Thi-Cam-hinh-anh-10
Nồi cơm sẽ được đun trong khoảng 20 phút rồi nấu nhỏ lửa.
thoi-com-Thi-Cam-hinh-anh-11
Khi cơm đã chín, người ta lấy một chiếc khăn mặt sạch phủ lên mặt cơm để giữ hơi cho cơm nhanh chín và lót một lớp giấy lên vung để tro tàn không rơi vào nồi, rồi sau đó ủ cơm trong đống tro.
thoi-com-Thi-Cam-hinh-anh-12
Sau khi hết thời gian quy định, các trọng tài và các bô lão trong làng đi quanh sân đình và dùng 1 chiếc gậy để tìm niêu cơm của các đội.

Trước đó, các đội đã đốt rất nhiều những đống tro khác để làm trận giả đánh lừa các trọng tài để giúp nồi cơm của đội mình có nhiều thời gian hơn để chín đều, thơm ngon.

thoi-com-Thi-Cam-hinh-anh-14
Những niêu cơm khi tìm thấy được lau chùi sạch sẽ, phủi sạch tro tàn và mang vào đình làm lễ.
thoi-com-Thi-Cam-hinh-anh-15
Các trọng tài sẽ đơm cơm ra bát và dùng thử. Cơm của đội nào vừa trắng, vừa thơm, dẻo và chín đều sẽ giành phần thắng.
thoi-com-Thi-Cam-hinh-anh-16
Niềm vui của thành viên các đội khi nhận giải thưởng.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại