Điều gì nên làm và kiêng kỵ trong tháng 9 nhuận năm nay?

Hoàng Đan |

Theo ông Tuấn Anh, tháng nhuận về lý thuyết theo bản chất của thời gian chỉ là quy ước của con người nên chúng ta không nên kiêng kỵ gì.

Liên quan đến thông tin về nhuận 2 tháng 9 của năm nay, khi được hỏi, nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh, nguyên giám đốc Trung tâm nghiên cứu lý học Đông Phương cho rằng: việc đồn đoán, cho rằng, năm 2014 không có 2 tháng 9 âm lịch như trên lịch in là không có căn cứ.

Kì bí các con vật thánh thần chỉ có ở Việt Nam Kì bí các con vật "thánh thần" chỉ có ở Việt Nam

(Soha.vn) - Rùa bò vào nhà, người dân gọi là "rùa thần", rắn bò trên cây cũng phong ngay thành "thần rắn"... đó là những câu chuyện thật ở Việt Nam.

Ông Tuấn Anh cũng chia sẻ, thực tế trong một số quan niệm dân gian, người dân có đề cập đến việc nên tránh làm các việc trọng đại ở các tháng nhuận như nhuận 2 tháng 9 năm nay. Tuy nhiên, điều này là không chính xác.

"Một số người cho rằng các năm nhuận thì thời tiết có sự thay đổi khác thường và nhuận vào mùa nào thì mùa ấy kéo dài hơn bình thường hay sẽ có một số điều gì đó. Tuy nhiên, điều này không đúng. Thực tế, tháng nhuận về lý thuyết theo bản chất của thời gian chỉ là quy ước của con người và phản ánh sự vận động của vũ trụ tương ứng với nó. 

Đây là cách điều chỉnh phương pháp tính toán cho thống nhất, không liên quan gì đến dư dả, sung túc, may mắn hay thuận lợi. Do đó, năm nhuận hay không cũng không ảnh hưởng điều gì cả.

Trong tháng 9 nhuận năm nay, người dân có thể thực hiện mọi công việc mà mình đã dự định từ trước một cách bình thường như trong các tháng trước đó, chẳng hạn là lập gia đình, làm nhà, khai trương, mở cửa hàng, buôn bán..." - ông Tuấn Anh cho biết.

Tuy nhiên, theo ông Tuấn Anh, cũng như các tháng khác thì mọi người khi tiến hành các công việc trong tháng 9 nhuận này thì cũng nên tránh những ngày được dân gian cho là xấu.

Theo các chuyên gia, trong tháng 9 nhuận, người dân không nên kiêng kỵ mà trái lại nên làm các công việc như dự định để được dư dả hơn.
Theo các chuyên gia, trong tháng 9 nhuận, người dân không nên kiêng kỵ mà trái lại nên làm các công việc như dự định để được dư dả hơn.

"Trong tháng 9 nhuận cũng như các tháng trước đó, chúng ta nên tránh các ngày 3, 7, 13, 18, 22, 27. Đây được coi là những ngày Tam nương, rất xấu. Theo dân gian truyền lại thì các ngày Tam nương là ngày mà ba nàng Muội Hỉ, Đát Kỷ, Bao Tự được đưa vào nội cung của ba ông vua bị mang tiếng là rất hiếu sắc, tham dâm, bạo ngược vô đạo nhất của phong kiến Trung Quốc.

Dù ở đây, chưa có những nghiên cứu chính thức nhưng tín ngưỡng dân gian lâu đời này đã truyền từ Trung Quốc sang Việt Nam, ảnh hưởng tới không ít quần chúng xưa nay nên chúng ta cũng nên tránh, kiêng để lành.

Tiếp theo đó là các ngày kỵ gồm 5, 14, 23, trong đó ngày đại kỵ là mùng 5. Trong tất cả những ngày này chúng ta nên tránh những điểm khởi đầu và kết thúc một công việc quan trọng với cuộc đời, sự nghiệp..." - ông Tuấn Anh chia sẻ.

Nguy hiểm rình rập khi săn hàng 'ông uống bà khen' ở miền Tây Nguy hiểm rình rập khi săn hàng "ông uống bà khen" ở miền Tây

Để tìm hàng “độc” cho quý ông, thợ săn phải leo cây, trèo núi bắt tắc kè, mối chúa, bọ cạp. Nếu gặp phải rắn lục thì họ nhảy từ trên cây xuống đất, rất nguy hiểm đến tính mạng.

Đại đức Thích Thanh Hùng, Trưởng ban Trị sự Phật giáo huyện Nam Trực (Nam Định) cũng bày tỏ, người dân không nên kiêng kỵ khi thực hiện các công việc trong tháng nhuận này.

"Bản chất của năm nhuận, dù Âm lịch hay Dương lịch, cũng chỉ để đảm bảo đồng bộ, thống nhất việc lặp lại của năm trên lịch với năm thiên văn hay năm thời tiết. Đây là cách điều chỉnh phương pháp tính toán cho thống nhất. Do đó, năm nhuận, tháng nhuận hay không cũng không ảnh hưởng đến phương pháp xem ngày giờ để động thổ, khởi công, hay xây sửa, tu tạo, lập gia thất, khai trương...

Còn theo quan niệm của dân gian thì mọi người không những không nên kiêng kỵ mà trái lại nên chọn những ngày phù hợp trong tháng nhuận này để thực hiện các công việc mà mình dự định. Bởi thực tế, theo dân gian thì khi thực hiện các công việc trong tháng nhuận hay còn gọi là tháng dư thừa này thường gặp nhiều may mắn, dư dả hơn.

Chẳng hạn, lập gia đình sẽ được dư dả hạnh phúc, của cải, con cái, khai trương, buôn bán sẽ được dư dả tiền bạc, tài lộc..." - Đại đức Hùng cho biết thêm.

Trong khi đó, Giáo sư Ngô Đức Thịnh, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và bảo tồn văn hóa tín ngưỡng dân gian Việt Nam, Phó chủ tịch Hội đồng Folklore châu Á bày tỏ, với các gia đình có lễ giỗ trong dịp tháng 9 năm nay thì nên tổ chức vào tháng 9 chính thay vì tháng 9 nhuận.

"Theo tôi, với các công việc khác thì không sao, vẫn có thể tiến hành bình thường nhưng đối với các lễ giỗ của ông bà, cha mẹ, tổ tiên thì các gia đình nên tổ chức vào tháng 9 chính chứ không nên tổ chức vào tháng 9 nhuận để phù hợp, đúng với thời gian cũng như một số yếu tố khác" - GS Thịnh nói.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại