Đỉa thực sự là một bài thuốc quý?

camnhung |

Khi đỉa cắn thì những vùng cơ thể khí huyết được lưu thông và chất độc bị hút đi theo máu.

Làm sạch môi trường, trị bệnh tuyệt diệu?

Con đỉa có nhiều tác dụng trị bệnh.

Ông Ưng Viên cho rằng con đỉa chỉ có lợi cho con người và môi trường, hoàn toàn không gây hại gì.

Sách “Nguyễn Phúc tộc Dược minh y kính” có nói rõ về tác dụng tốt của đỉa đối với môi trường và sức khỏe con người.

Về y lý, đỉa có tác dụng đặc biệt trong việc điều trị các vùng bầm bị hoại tử do chấn thương, mạch máu bị nghẽn, các vết thương và vùng đau nhức. Những trường hợp bệnh trầm trọng chỉ có đỉa hút máu ra mới khỏi. Đối với những vết thương lâu ngày không lành, thầy thuốc ngày xưa thường nhỏ mật ong vào và cho đỉa hút máu xung quanh.

Đỉa còn dùng để chế biến thuốc đặc trị về mắt, mắt bị cờm nước không có đỉa rất khó trị. Có hàng chục tác dụng y khoa từ con đỉa mà y học cổ truyền đã đúc kết và ngày nay y học hiện đại cũng thừa nhận.

Tự bị thải trừ

Không! Không những không hại mà còn có lợi, trừ việc sơ ý để đỉa chui vào tai hoặc chỗ kín, nhưng đã chui vào những nơi đó thì con gì cũng có hại, không cứ là con đỉa.

Về môi trường, đỉa giúp cân bằng sinh thái. Đỉa không nhất thiết sống bằng việc hút máu, bình thường nó ăn những phiêu sinh có hại trong nước, làm sạch môi trường nước. Ao, hồ, đầm có đỉa thì rất tốt cho sự sinh sôi nảy nở của các loài cá, nhất là cá chép.

Theo ông Ưng Viên, hoàn toàn không có bất cứ một căn cứ nào để nói về một “âm mưu” gì của Trung Quốc trong chuyện mua đỉa ở Việt Nam. Họ mua đỉa về để chữa bệnh, vì đỉa vô cùng quý trong y học. Họ còn mua đỉa về để thả trong các ao đầm của họ để cân bằng môi trường sinh thái.

Ông Ưng Viên cho rằng không nên khuyến cáo người dân không nuôi đỉa, vì nuôi đỉa không hại gì hết. Không nên sợ có quá nhiều đỉa không tiêu diệt được, vì thứ nhất là nhiều đỉa chỉ có lợi chứ không có hại gì, thứ hai là đỉa chỉ sống trong môi trường nó cần và cần có nó, khi không thích hợp thì tự nhiên nó sẽ bị thải trừ.

Không nên so sánh đỉa với ốc bươu vàng. Thứ nhất, ốc bươu vàng cắn lúa và hoa màu, còn đỉa thì không. Thứ hai, ốc bươu vàng là giống ngoại nhập, về nguyên tắc trước sau gì nó cũng bị môi trường thải trừ một cách tự nhiên, nhưng chờ đến khi thải trừ được thì nó đã phá hoại, còn đỉa là sinh vật bản địa, nó tự nhiên sẽ biết nơi nào sống được, nơi nào không.

Đối với trâu bò, đỉa có tác dụng rất tốt, khi bị đỉa cắn, trâu bò mạnh khỏe hơn (tác dụng như giác lể làm lưu thông máu huyết và hút được máu độc); ruộng nào có nhiều đỉa thì trâu bò rất ít bị bệnh.

Điều kỳ thú là đỉa chỉ cắn vào những vùng sinh học có lợi cho cơ thể, khi đỉa cắn vào những vùng đó làm khí huyết lưu thông và chất độc bị hút đi theo máu. Người bị đỉa cắn không bao giờ bị phong đòn gánh (tetanus).

Hồi chiến tranh, nhiều người miền xuôi lên miền núi do không thích nghi với khí hậu thổ nhưỡng nên thường bị bệnh “bủng beo” (do suy giảm hệ tuần hoàn thận, chức năng gan hoạt động kém), ai bị vắt cắn thì không mắc bệnh này.

Vắt cắn cũng làm hạn chế bệnh sốt rét. Nếu con vắt ngẫu nhiên cắn đúng vào huyệt “khí hải quan nguyên” (1 huyệt ở trên và 1 huyệt ở dưới rốn) thì cơ thể trở nên hưng phấn, ai bị sốt rét sẽ cắt cơn ngay.

Nông dân ta không sợ đỉa, ghét đỉa.

Cần chú ý là thức ăn chính của con đỉa không phải là máu người hoặc động vật. Nó ăn những phiêu sinh, phù du trong nước và trên lá cây. Đỉa hút máu là để chuyển hóa thức ăn trong cơ thể. Chất thải từ đỉa rất tốt cho đất đai. Nhiều vùng trũng trồng lúa nước rất tốt mà không cần đến phân, đó là do chất thải từ đỉa.

Cẩm Nhung

Tổng hợp từ Danviet.vn


Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại