Đà Nẵng: Đã xác định chính xác tên của rùa lạ

Nguyễn Cường |

Sau khi tiến hành kiểm tra, đối chứng với các tài liệu khoa học Chi cục kiểm lâm TP.Đà Nẵng xác định đó là giống rùa cổ sọc.

Trao đổi với PV báo Đời sống và Pháp luật, chiều ngày 27/01, ông Lê Văn Nhì, Chi cục phó chi cục trưởng chi cục kiểm lâm TP.Đà Nẵng cho biết:

“Sau khi tiến hành kiểm tra, đối chứng những con rùa mà người dân bắt được tại khu vực hố Cau, thôn Hòa Phát, xã Hòa Phú, huyện Hòa Vang, với các tài liệu khoa học Chi cục kiểm lâm TP.Đà Nẵng xác định đó là giống rùa cổ sọc”.

Rùa cổ sọc có tên khoa học là Ocadi Sinensis (hay còn gọi là Chine’sstinecked tartle ).

Rùa cổ sọc thuộc họ rùa đầm Emydidae, bộ rùa Testudinata. Rùa cổ sọc có mai màu xanh xám đến đen, yếm tối màu, thường có viền nhạt.

Trên đầu và chân trước có nhều sọc mảnh đặc trưng so với các loài rùa khác thuộc họ rùa đầm Emydidae.

Rùa cổ sọc nằm trong danh sách các loại động vật hoang dã nguy cấp cấm không được mua bán trao đổi trong công ước quốc tế CITES được ký vào tháng 03/1973.

Tại Việt Nam, rùa cổ sọc nằm trong nhóm phụ lục III, lớp Bò Sát trong danh sách các loài động vật có nguy cơ tiệt chủng cao ở Việt Nam do bộ Nông nghiệp ban hành theo quyết định số 54/2006/QĐ-BNN có hiệu lực từ ngày 05/07/2006.

Cũng theo ông Nhì thì:

“Ngay sau khi nhận được trình báo từ chính quyền địa phương về việc người dân đổ xô đi bắt rùa lạ ở khu vực hố Cau, thôn Hòa Phát, xã Hòa Phú, huyện Hòa Vang, thì chi cục kiểm lâm TP.Đà Nẵng đã cắt cử người xuống địa phương phối hợp với chính quyền UBND xã Hòa Phú tiến hành ổn định tình hình ở đây.

Đồng thời tổ chức vận đồng bà con nhân dân trong vùng ngừng ngay việc săn bắt trái phép rùa cổ sọc vì đây là hành động trái với quy định của luật pháp”.

Còn theo ông Trương Tam, cán bộ phụ trách nông nghiệp xã Hòa Phú cho biết:

“Qua tìm hiểu, chúng tôi xác định được ba trường hợp bắt được rùa, nhưng bán được giá cao như mọi người nói thì không có.

Bản thân tôi cũng chưa thấy ai trúng rùa mấy chục triệu như người dân ở đây truyền tai nhau những ngày qua.

Ngay sau khi biết tin khu vực hố Cau bất ngờ xuất hiện nhiều rùa, thì ngoài một số thợ săn rùa tập trung về đây hành nghề trái phép tìm vận may.

Còn lại phần lớn là bà con nhân dân hiếu kỳ, sau khi nghe chính quyền vận động đã tự động giải tán”.

Số rùa trên có nguồn gốc từ trang trại nuôi rùa của gia đình ông D. nằm cạnh khu vực trại heo Trung Sơn.

Rùa từ trang trại gia đình ông D. xổng ra ngoài từ trận lũ 2006 gặp điều kiện thuận lợi nên nhiều năm qua sinh sổi nảy nở khi rất nhiều người dân ở đây vẫn hay bắt được rùa.

Lý giải về việc, rùa xuất hiện nhiều đột biến thời gian gần đây, thì ông Nhì cho rằng:

“Tình trạng rùa cổ sọc xuất hiện nhiều đột biến thời gian qua nhiều khả năng xuất phát từ tình trạng di cư của rùa trưởng thành trong mùa sinh sản khi đây đang là thời gian rùa cổ sọc lên bờ đẻ trứng”.

Còn theo ông Nguyễn Văn Vân, Bí thư đảng ủy xã Hòa Phú thì hiện nay đã xác định được đầu nậu thu mua rùa thời gian qua là ông Ph. một người dân địa phương.

Thế nhưng khi PV, đặt câu hỏi mục đích thu mua rùa của ông Ph. để làm gì thì ông Vân trả lời không biết?

Khiến nhiều người dân đạt câu hỏi, liệu có hay không sự tiếp tay của các thương lái đầu nậu người Trung Quốc.

Khi việc rùa cổ sọc bị săn bắt ráo riết ảnh hưởng tiêu cực đến điều kiện tự nhiên, gây mất cân bằng sinh thái trong vùng.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại