Chùm ảnh về bộ lạc bí ẩn nhất thế giới ở Việt Nam

Y. Dương |

Tờ Infonet thông tin, người Rục (còn gọi là người Chứt) ở Việt Nam được xếp thứ 5 trong top 10 bộ lạc bí ẩn nhất thế giới.

Theo Wikipedia, người Rục được phát hiện vào năm 1959 trong hang sâu tại vùng hang động Phong Nha - Kẻ Bàng (xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa, Quảng Bình) gồm 11 hộ với 34 người.

Năm 1960, Bộ đội Biên phòng và chính quyền địa phương tỉnh Quảng Bình bắt đầu vận động người Rục rời hang đá ra sống định canh, định cư.

Người Rục quen ở hang sâu, săn bắt, hái lượm, nhưng họ cũng có một cuộc sống tinh thần phong phú với những nhạc cụ núi rừng như đàn trơ bon, đàn môi, sáo dọc và làn điệu cà lưm cà lềnh. (Ảnh: Infonet)

Đến cuối năm 2006, nhân khẩu đã lên đến 414 người. Năm 2009 số lượng nhân khẩu của người Rục có khoảng 600 người.

Chế biến món "cơm nhúc" của người Rục. (Ảnh: Quảng Bình Online)

Người Rục đi săn trong đêm. (Ảnh: Tiền Phong)

Một người Rục uống nước trực tiếp từ dây leo trong rừng. (Ảnh: Dân Việt)
Một người Rục uống nước trực tiếp từ dây leo trong rừng. (Ảnh: Dân Việt)
Một gia đình người Rục ở hang đá ở Hung Mun. (Ảnh: Báo Quảng Bình)
Một gia đình người Rục ở hang đá ở Hung Mun. (Ảnh: Báo Quảng Bình)
Bộ đội Biên phòng Đồn Cà Xèng vận động một gia đình người Rục về bản. (Ảnh: Báo Quảng Bình)

Bộ đội Biên phòng Đồn Cà Xèng (Quảng Bình) vận động một gia đình người Rục về bản. (Ảnh: Báo Quảng Bình)

Người già Rục bên bếp lửa. (Ảnh: Một Thế Giới)
Người già Rục bên bếp lửa. (Ảnh: Một Thế Giới)

Năm 2009, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Quảng Bình triển khai dự án cánh đồng Rục Làn (gần 5 tỷ đồng) với việc khai hoang 10ha đất. Đây là thông tin trên tờ Công an TP.HCM.

Nguồn này thuật lại, sau những vụ lúa đầu được bộ đội cầm tay chỉ việc thì nay nhiều hộ gia đình đã tự tay canh tác, sản xuất ra lương thực. Nhiều hộ có gạo dự trữ trong nhà.

Lần đầu tiên người Rục tiếp cận với lúa nước, điều mà trước đây họ chưa từng biết đến.

Người Rục đã biết cấy lúa. (Ảnh: Công an TP.HCM).

Người Rục đã biết cấy lúa. (Ảnh: Công an TP.HCM).

Trẻ em người Rục những năm gần đây. (Ảnh: Công an TP.HCM)

Trẻ em người Rục những năm gần đây. (Ảnh: Công an TP.HCM)

Có người Rục khi bưng bát cơm lúa mới đầu tiên đã không kìm được nước mắt. (Ảnh: VOV)

Năm 2013,  anh Hồ Tiến Nam (SN 1988, trú tại bản Yên Hợp) trở thành người Rục đầu tiên ở xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa (Quảng Bình) làm thầy giáo. (Ảnh: Tuổi Trẻ)

Năm 2013, anh Hồ Tiến Nam (SN 1988, trú tại bản Yên Hợp) trở thành người Rục đầu tiên ở xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa (Quảng Bình) làm thầy giáo. (Ảnh: Tuổi Trẻ)

 (Tổng hợp)

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại