Ông Phạm Bá Uyên (Phó Chủ tịch UBND huyện Mường Khương, Lào Cai) chia sẻ trên Báo Tin Tức, lợn “cắp nách" là lợn bản được bà con nuôi, do không có thức ăn tốt, giàu dinh dưỡng như cám công nghiệp, thậm chí thả cho chúng tự lên đồi kiếm ăn, nên chậm lớn.
Do trọng lượng phổ biến chỉ khoảng từ 10 - 20 kg, nên khi có việc cần xuống chợ mua bán, trao đổi, bà con vùng cao thường dắt, hoặc khi vội có thể "cắp nách", xách tay lội suối, băng rừng để kịp phiên chợ.
Một số hình ảnh thú vị về lợn "cắp nách" ở vùng cao:
Người dân mang lợn “cắp nách” xuống chợ. (Ảnh: Hagiangonline.net)
Lợn cắp nách trong các phiên chợ vùng cao (Ảnh: Sabishii Osake/Tintucphuot)
Lợn "cắp nách” được bán theo con chứ không bán theo cân ở chợ phiên Hoàng Su Phì - Hà Giang. (Ảnh: Báo Quân Đội Nhân Dân)
(Ảnh: Vietnamnet)
(Ảnh: Giadinh.net)
Hình ảnh ở chợ phiên cao nguyên đá Đồng Văn - Hà Giang. (Ảnh: Báo Hà Giang)
(Ảnh: Báo Tin Tức)
Bán thịt heo "cắp nách" để cả lông ,một kiểu bán thịt có một không hai của người Dao xã Toòng Sành, huyện Bát Xát, Lào Cai. (Ảnh: Sài Gòn Tiếp Thị)
Lợn “cắp nách” được đồng bào dân tộc Mông nuôi chủ yếu ở huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu và các xã vùng cao của huyện Văn Chấn, Văn Yên, Yên Bái.
Lợn "cắp nách" nướng lá móc mật, món ngon của đồng bào Tây Bắc. (Ảnh: N.T.Lượng/ Tuổi Trẻ)
(Tổng hợp)