Chị Hồng nên làm gì sau thông tin gây sốc về vụ 5 triệu yen?

Hoàng Đan |

Theo Luật sư Thảo, nếu việc khiếu nại này không được giải quyết bằng một quyết định hành chính thì chị Hồng có thể tiến hành khởi kiện.

>>> Bà Ngọt lên tiếng trước thông tin sốc về "ông chủ" 5 triệu yen
>>> Sự thật về “ông chủ” của 5 triệu yen Nhật đến từ châu Phi

Bà Ngọt không liên quan đến 5 triệu yen (!?)

Theo xác minh, ông Afolayan Caleb (quốc tịch Nam Phi), chồng bà Phạm Thị Ngọt (người đến CA Q. Tân Bình xin tạm hoãn giao tiền cho chị Huỳnh Thị Ánh Hồng trong vụ 5 triệu yen Nhật) đã dùng hộ chiếu giả vào Việt Nam.

Trao đổi với chúng tôi, Luật sư Nguyễn Thạch Thảo, Trưởng VP Luật sư Thạch Thảo (Đoàn Luật sư Tp Hồ Chí Minh) cho rằng, có thể thấy với các chi tiết mới vừa phát hiện, thì nhiều khả năng vụ việc đã phần nào được sáng tỏ. 

 
luật sư nguyễn thạch thảo
Theo thông tin hiện nay, thì phía chị Hồng cũng đã làm đơn khiếu nại gửi công an Quận Tân Bình về việc không giải quyết giao trả số tiền đó cho chị khi thời hạn 1 năm đã đến. Nếu việc khiếu nại này không được giải quyết bằng một quyết định hành chính thì chị Hồng có thể tiến hành khởi kiện quyết định hành chính đó và bị đơn lúc bấy giờ sẽ là công an Quận Tân Bình.

Bởi lẽ trước đây, bà Ngọt đã từng khai rằng chồng bà là 1 "Cử nhân giáo dục", làm việc tại công ty Úc Đại Lợi tại Hóc Môn với thời hạn 3 năm (từ tháng 6/2010 - 6/2013).

Tuy nhiên, theo Sở KH&ĐT Tp.HCM thực tế hoàn toàn không có công ty Úc Đại Lợi nào hoạt động trong thời gian này.

Thêm một thông tin rất đáng lưu ý đó là phía Nam Phi đã công bố kết quả: Hộ chiếu mang tên Afolayan Caleb là giả và đối tượng này đã kịp thời xuất cảnh rời VN qua cảng Hàng không quốc tế TSN vào ngày 14/6/2013.

"Như vậy, có thể thấy với các thông tin do bà Ngọt cung cấp và tự thừa nhận đó là số tiền của chồng mình đã từng dạy học tại Nhật Bản và dành dụm được số tiền trên, mang về VN là hoàn toàn chưa đủ căn cứ.

Cho đến hiện tại, bà Ngọt vẫn chưa cung cấp được chứng cứ nào để chứng minh số tiền đó là của chồng bà đã làm việc tại Nhật Bản và các chứng từ thể hiện đã gửi số tiền đó về VN một cách hợp pháp.

Trong khi đó thì các tình tiết tiết mới vừa phát hiện lại phản ánh một sự thật ngược lại với nội dung bà đã trình bày trước đó", Luật sư Thảo nói.

Số tiền 5 triệu yen được phát hiện trong chiếc loa thùng cũ. Ảnh: CATPHCM

Cũng theo Luật sư Thảo, do sự xuất hiện của bà Ngọt đã làm nảy sinh nhiều vấn đề pháp lý, tuy nhiên trong ở đây, cơ sở pháp lí để áp dụng là khoản 2 điều 239 BLDS.

Theo đó, trong trường hợp vật không xác định được ai là chủ sở hữu là động sản thì sau 1 năm, kể từ ngày thông báo công khai, mà vẫn không xác định được ai là chủ sở hữu thì động sản đó thuộc sở hữu của người phát hiện theo qui định của pháp luật.

Như vậy, với việc chị Hồng sau khi phát hiện vật không có chủ sở hữu, chị Hồng đã mang đến trình báo với chính quyền địa phương.

"Việc bà Ngọt xuất hiện không thể làm thay đổi và kéo dài thời gian được qui định là 1 năm trong điều luật trên", Luật sư Thảo nhấn mạnh.

Còn theo Luật sư Đặng Văn Cường, Trưởng VP Luật sư Chính Pháp (Đoàn Luật sư Hà Nội), trong vụ việc này, ngay từ ban đầu chị Hồng đã không thừa nhận số tiền đó là tài sản của mình.

Chị Hồng khai là nhặt được trong thùng trong khi đi mua cái thùng cũ đó, không biết chủ sở hữu số tiền đó là ai...

Vì vậy, vụ việc của chị Hồng được xem xét bởi các quy định về các căn cứ xác lập quyền sở hữu tài sản quy định tại Mục 1, Chương XIV, Phần thứ hai, Bộ luật dân sự năm 2005

Nếu chị Hồng không thể tìm được, không thể biết được chủ sở hữu tài sản đó là ai, không thể trả lại tài sản thì phải báo và giao nộp tài sản đó cho cơ quan nhà nước như UBND hoặc công an để tìm kiếm, trả lại tài sản cho người chủ sở hữu thực sự

Mục đích của những việc làm này là tìm chủ sở hữu tài sản để trả lại. Thời hạn thông báo tìm kiếm chủ sở hữu là 01 năm kể từ ngày thông báo

"Nếu hết thời hạn thống báo là 1 năm mà không tìm được chủ sở hữu tài sản thì cơ quan công an mới bàn giao một phần tài sản đó cho chị Hồng, một phần thuộc về nhà nước theo quy định tại Điều 241 BLDS nêu trên", Luật sư Cường nói.

Chị Hồng nên làm gì?

Theo Luật sư Thảo. không thể kéo dài thời gian xác minh và bổ sung chứng cứ như hiện nay được vì thời hạn chứng minh đã hết.

Việc kéo dài thời gian để chờ phía bà Ngọt cung cấp chứng cứ như hiện nay là chưa thỏa đáng, gây nên sự ức chế cho phía chị Hồng và cũng gây nên sự hoang mang, lo lắng của người dân trong thời gian qua.

Trong khi đó, Luật sư Cường cho rằng, việc cơ quan công an quận Tân Bình tiếp nhận thông tin và xử lý vụ việc như vậy là phù hợp với quy định tại Điều 241 Bộ luật dân sự.

 
luật sư đặng văn cường
Chị Hồng có thể khởi kiện để yêu cầu tòa án công nhận/xác định quyền sở hữu tài sản theo quyền sở hữu tài sản của chị Hồng đối với tài sản đó theo quy định tại Điều 241 BLDS. Tuy nhiên, chị Hồng cũng sẽ phải nộp khoảng 2% tiền tạm ứng án phí đối với giá trị tài sản mà chị Hồng muốn được tòa òa án công nhận.

Theo Luật sư Cường, do có tranh chấp (mâu thuẫn về quyền và lợi ích tài sản giữa các chị Hồng và bà Ngọt) thì vụ việc trở thành tranh chấp dân sự và thẩm quyền là tòa án, giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.

"Nếu trong quá trình giải quyết mà vợ chồng bà Ngọt chứng minh được là vợ chồng bà Ngọt là chủ sở hữu số tiền đó và đã có thông báo nhận lại tiền trong thời hạn thông báo (1 năm) thì chị Hồng thua kiện.

Còn nếu vợ chồng bà Ngọt không chứng minh được tài sản đó thuộc quyền sở hữu, sử dụng hợp pháp của mình thì tòa án sẽ bác đơn khởi kiện và buộc vợ chồng bà Ngọt chịu án phí tương đương khoảng 4-5% giá trị tài sản tranh chấp", Luật sư Cường nói.

>> Người đàn ông bị văng từ dưới cống lên mặt đường
>> Xôn xao clip nữ sinh bị đánh hội đồng, rơi cả nội y

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại