Hổ mang chúa được cho là vua của các loài rắn vì khả năng săn mồi cự phách.
Riêng nọc độc của chúng có thể giết chết con người chỉ trong một thời gian ngắn do nọc độc của chúng đầu độc thần kinh.
Hổ mang chúa còn được gọi là rắn hổ mây bởi tốc độ di chuyển rất nhanh, là loài rắn độc có trọng lượng, kích cỡ lớn nhất thế giới.
Một hổ mang chúa có chiều dài lên đến 5,6m và nặng tới 20kg.
Đầu, lưng rắn hổ mang chúa có màu nâu xám, vàng lục hay màu chì, phần bụng các viền màu vàng - đen xen lẫn nhau.
Một trường hợp hy hữu tại Trung Quốc là ví dụ điển hình về nọc độc khủng khiếp của rắn hổ mang.
Cụ thể, vào tháng 8/2014, nạn nhân Peng Fan, đầu bếp nhà hàng đến từ Quảng Đông đang chế biến một món ăn đặc biệt và độc đáo từ loài rắn hổ mang Đông Dương.
Mọi chuyện vẫn bình thường cho đến khi anh này cầm đầu của con rắn lên và bị nó cắn. Nọc độc nhanh chóng truyền sang anh.
Điều đáng nói là chiếc đầu rắn đã bị chặt đứt lìa hơn 20 phút trước đó.
Khi xe cứu thương có mặt tại hiện trường để đưa người đầu bếp đi cấp cứu thì anh này đã chết.
Một con hổ mang chúa trưởng thành có thể tạo ra lượng nọc độc khoảng 400mg, trong đó 1mg nọc độc có thể giết đến 160 người trưởng thành.
Một cú cắn của hổ mang chúa có thể giết chết cả động vật lớn như trâu bò và cả voi.
Mới đây, vào ngày 10/10, Hạt Kiểm lâm liên huyện Tam Nông - Tân Hồng (Đồng Tháp) đã làm thủ tục nhận một con rắn hổ mang chúa nặng 6,3kg, dài hơn 3m từ Công an xã Phú Đức (H.Tam Nông) để thả về tự nhiên.
Ông Nguyễn Thanh Bình, một trong những người tham gia bắt con rắn tại nhà ông Lê Văn Bồng (xã Phú Đức, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp) cho biết:
Khoảng 8h30, ngày 9/10, anh Mai Thiện Tâm (con rể ông Bồng) đang vác phân ở trong mang ra ruộng, thì phát hiện con rắn to và lạ nằm dưới những bao phân.
Thấy vậy, anh Tâm tri hô cho mọi người đến tiếp vây bắt rắn. Một nhóm thanh niên đã dùng gậy gộc tấn công làm rắn bất tỉnh, mang đến giao cho Công an xã Phú Đức.
Qua xem xét, con rắn có chiều dài từ đầu đến đuôi khoảng 3,1m, bề hoành khoảng 2 tấc, cân nặng khoảng 6,3kg.
Công an xã đã báo cho Hạt Kiểm lâm liên H.Tam Nông - Tân Hồng, các cán bộ kiểm lâm cho biết đây là rắn hổ mang chúa.
Sau đó, con rắn này được đưa về trại Đồng Tâm (huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) trong tình trạng có nhiều vết thương.
Nó bị người dân xuyên dây thép khâu miệng để khỏi cắn người, chĩa đâm thủng lỗ lớn cách đầu khoảng 5cm và bị chích điện gây bỏng.
Hình ảnh rắn hổ mang chúa được điều trị tại trại Đồng Tâm. Ảnh: Zing
Sau gần 2 tháng được chữa trị, hổ mang chúa đã hồi phục hơn 80%, có thể di chuyển tốt, các vết thương ngoài da đã lành. Tuy nhiên nó vẫn chưa thể tự ăn do miệng bị nhiễm trùng.
Các bước sơ cứu người bị rắn cắn nói chung và rắn hổ mang nói riêng:
- Động viên bệnh nhân yên tâm, đỡ lo lắng.
- Không để bệnh nhân tự đi lại. Bất động chân, tay bị cắn bằng nẹp (vì vận động làm cho nọc độc xâm nhập vào trong cơ thể nhanh hơn).
- Cởi bỏ đồ trang sức ở chân, tay bị cắn vì có thể gây chèn ép khi vùng đó bị sưng nề.
Áp dụng biện pháp băng ép bất động để làm chậm sự xuất hiện triệu chứng liệt. Không băng ép khi rắn lục cắn vì có thể làm vết thương nặng thêm.
- Vận chuyển bệnh nhân bằng phương tiện đến cơ sở y tế đồng thời duy trì băng ép, bất động.
Nếu bệnh nhân khó thở thì hô hấp nhân tạo (hà hơi thổi ngạt hoặc bằng phương tiện y tế có tại chỗ như bóp bóng, máy thở xách tay...).
Tổng hợp