Cảm ơn Bộ trưởng Đinh La Thăng!

Hà Văn Thịnh |

Chuyện máy móc hay toa xe cũ gây nên những hậu quả tai hại về môi trường, về phí tổn chi phí sửa chữa, bảo trì cũng như tiêu tốn nhiên liệu nhiều hơn so với thiết bị mới.

Ngày 3.2, đọc tin trên báo chí biết chuyện ngành đường sắt “có ý định” mua 160 toa xe cũ của Trung Quốc có “tuổi đời” từ 12-20 năm về dùng(?).

Ngay sau đó, tin cho biết Bộ trưởng Đinh La Thăng đã lý Quyết định số 1484/BGTVT-TCCB yêu cầu kiểm điểm cán bộ thuộc Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam.

Trong công văn đó nêu đích danh việc cách chức ông Nguyễn Viết Hiệp, Tổng Giám đốc Công ty CP Vận tải đường sắt Hà Nội.

Có thể nói, việc Bộ trưởng Đinh La Thăng xử lý sai phạm nhanh chóng, dứt khoát là tin thật vui – càng vui hơn trong một ngày có ý nghĩa là ngày kỷ niệm thành lập Đảng CSVN.

Chắc chắn rằng, tin vui đó được cộng hưởng bởi sự nức lòng của người dân cả nước khi tân Ủy viên Bộ Chính trị Đinh La Thăng đã thực sự “nói đi đôi với làm”!...

Lâu nay, không ít người biết rõ cái “logic” – vấn nạn của cái gọi là “tư duy” cũ người mới ta của hàng ngàn doanh nghiệp trên khắp cả nước.

Đó là đua nhau mua các máy móc, thiết bị đã qua sử dụng, đã lạc hậu từ nước ngoài, đem về “lắp ráp” cho sự... đổi mới(!) với lập luận rằng cách thức đó phù hợp với nguồn vốn ít, đồng thời rất “tiết kiệm”(?).

Lập luận đó nghe qua có vẻ trong lý rất có tình vì trong đời không hiếm chuyện anh A lên đời, mua xe hơi nên bán lại xe máy cũ cho anh B nghèo hơn sử dụng...

Thế nhưng, chuyện của cá nhân và chuyện của tổ hợp công nghệ của đất nước khác xa nhau như mặt trăng với mặt trời.

Nền công nghiệp mới của một hệ thống mới không thể tương thích với dây chuyền sản xuất hay 160 toa xe mới bởi vấn nạn hỏng hóc thường xuyên của đồ scond hand (đồ đã qua sử dụng, đồ người ta thải ra) vì một sự thật rất giản dị.

Đó là nền kinh tế thường xuyên chịu đựng cảnh vá víu, sản phẩm (làm ra hoặc phục vụ) không đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của xã hội và, nhất là, khi thay mới cả một dây chuyền sản xuất, tốn kém hơn rất nhiều lần...

Cách nghĩ ngắn tầm, thiển cận đó đã gây ra vô số hệ lụy – là một trong những nguyên nhân chính kéo đất nước đi lùi hoặc “tiến lên” ì ạch, trì trệ.

Đó là chưa nói chuyện máy móc hay toa xe cũ gây nên những hậu quả tai hại về môi trường, về phí tổn chi phí sửa chữa, bảo trì cũng như tiêu tốn nhiên liệu nhiều hơn so với thiết bị mới.

Cái mớ bòng bong nhặt nhạnh đồ second hand đó thực chất chỉ nhằm che đậy cái bóng đen hắc ám của mưu đồ trục lợi, tư túi của các quan tham.

Thời đại của số hóa, bạch hóa thông tin đã làm cho người ta rất khó ăn gian nhằm kiếm thêm khoản chênh lệch khi mua sản phẩm mới, vì giá cả của bất kì sản phẩm mới nào cũng đều được công khai đến từng chi tiết.

Hơn nữa, giá của các sản phẩm công nghiệp gần như thống nhất trên toàn cầu – chẳng có công ty hay doanh nghiệp nào có thể bán đắt hơn vì như vậy là tự sát.

Chính vì thế, cái cách để kiếm hoa hồng, phần trăm chênh lệch béo bở nhất là mua... đồ cũ!

Đồ cũ luôn... vô giá(!) bởi làm sao biết được một toa xe đã qua sử dụng 20 năm khác với toa xe 18 năm, 12 năm ra sao? Thẩm định khác biệt chất lượng khó một thì định giá cho rõ ràng còn khó hơn mười lần.

Chính vì cái độ “khó phi thường” của sự mù mờ, chập choạng nên mới xảy ra những vụ án động trời trong ngành hàng hải khi mua ụ nổi, ụ chìm hay mua cả cái phà để đóng “mới” thành tàu biển...

Dĩ nhiên!

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại