Cám cảnh cuộc sống không có điện nước ở xóm đèn dầu giữa lòng Sài Gòn

Hương Thu |

Chỉ cách trung tâm Sài Gòn vài cây số, có một xóm nghèo không có điện, nước sinh hoạt từ bao năm nay. Các hộ dân sống trong những căn nhà tạm bợ, làm đủ mọi nghề để mưu sinh. Thật khó tin khi bên cạnh 1 Sài Gòn hoa lệ còn có 1 Sài Gòn đèn dầu mờ mịt...

Xóm không điện, không nước ấy nằm ở ấp 4, tổ 25, xã Đông Thạnh, huyện Hóc Môn, TP.HCM. Các hộ dân ở đây chủ yếu là người Khmer, cùng quê Trà Vinh lên TP.HCM để sinh sống từ gần 10 năm nay. 
Xóm không điện, không nước ấy nằm ở ấp 4, tổ 25, xã Đông Thạnh, huyện Hóc Môn, TP.HCM. Các hộ dân ở đây chủ yếu là người Khmer, cùng quê Trà Vinh lên TP.HCM để sinh sống từ gần 10 năm nay. 
Từ quê nghèo lên Sài Gòn hoa lệ nhưng kiếm được nhà, xin được việc ổn định là điều khó khăn với họ. Vì thế, họ dựng những căn nhà tạm bợ ở khu vực quanh con rạch Cầu Dừa và làm đủ mọi nghề mưu sinh.
Từ quê nghèo lên Sài Gòn hoa lệ nhưng kiếm được nhà, xin được việc ổn định là điều khó khăn với họ. Vì thế, họ dựng những căn nhà tạm bợ ở khu vực quanh con rạch Cầu Dừa và làm đủ mọi nghề mưu sinh.
Có khoảng 10 hộ, với chừng 40 người sinh sống ở xóm không điện không nước này. Vì chỉ là những căn nhà tạm bợ, không địa chỉ nên các hộ dân ở đây không có nước máy. Mọi sinh hoạt chủ yếu phụ thuộc vào dòng nước của con rạch Cầu Dừa đang dần ô nhiễm.
Có khoảng 10 hộ, với chừng 40 người sinh sống ở xóm không điện không nước này. Vì chỉ là những căn nhà tạm bợ, không địa chỉ nên các hộ dân ở đây không có nước máy. Mọi sinh hoạt chủ yếu phụ thuộc vào dòng nước của con rạch Cầu Dừa đang dần ô nhiễm.
Những việc như tắm rửa, giặt giũ đều trực tiếp ở dòng kênh này. Ngay cả việc đi vệ sinh cũng thải xuống đây. Trong ảnh, ông Kim Sam Bát (người Khmer, 50 tuổi, quê Trà Vinh) đang giặt đồ. Ông Bát cùng gia đình lên đây được 2 năm vì ở quê làm ruộng khổ quá. Ông được chủ cho thuê miếng đất khu vực này và lập nhà sống qua ngày.
Những việc như tắm rửa, giặt giũ đều trực tiếp ở dòng kênh này. Ngay cả việc đi vệ sinh cũng thải xuống đây. Trong ảnh, ông Kim Sam Bát (người Khmer, 50 tuổi, quê Trà Vinh) đang giặt đồ. Ông Bát cùng gia đình lên đây được 2 năm vì "ở quê làm ruộng khổ quá". Ông được chủ cho thuê miếng đất khu vực này và lập nhà sống qua ngày.
Để có nước tắm, người dân phải múc nước ở kênh vào thùng phi và ngâm phèn chua cho nước trong, hết phèn.
Để có nước tắm, người dân phải múc nước ở kênh vào thùng phi và ngâm phèn chua cho nước trong, hết phèn.
Hầu hết mọi sinh hoạt đều buộc phải sử dụng nước ở kênh. Nhưng may mắn là ở trong xóm này lại có nhà máy. Vì thế, nước dùng để uống, nấu ăn họ đều đến nhà máy xin về. Mỗi ngày em đi xách nước nhiều lần lắm, đi có vài trăm mét là có nước để uống. May mà nhà máy cho nước miễn phí, em Thạch Thị Na Quy nói trong lúc xách hai chai nước về để nấu ăn.
Hầu hết mọi sinh hoạt đều buộc phải sử dụng nước ở kênh. Nhưng may mắn là ở trong xóm này lại có nhà máy. Vì thế, nước dùng để uống, nấu ăn họ đều đến nhà máy xin về. "Mỗi ngày em đi xách nước nhiều lần lắm, đi có vài trăm mét là có nước để uống. May mà nhà máy cho nước miễn phí", em Thạch Thị Na Quy nói trong lúc xách hai chai nước về để nấu ăn.
Mỗi hộ dân ở đây đều một hoàn cảnh nhưng chung cảnh nghèo khó nên ai cũng làm đủ mọi nghề để sống. Trong ảnh, anh Phạm Văn Tưng (30 tuổi, quê Gò Công) ngồi trên chiếc ghe, cũng là nhà của mình. Lên Sài Gòn 7 năm, anh chủ yếu làm nghề cuốc đất thuê, gặt lúa mướn.
Mỗi hộ dân ở đây đều một hoàn cảnh nhưng chung cảnh nghèo khó nên ai cũng làm đủ mọi nghề để sống. Trong ảnh, anh Phạm Văn Tưng (30 tuổi, quê Gò Công) ngồi trên chiếc ghe, cũng là nhà của mình. Lên Sài Gòn 7 năm, anh chủ yếu làm nghề cuốc đất thuê, gặt lúa mướn.
Còn gia đình cô Huỳnh Thị Phô Ni (49 tuổi, quê Trà Vinh) thì chăn vịt thuê. Mỗi tháng họ trả tôi hơn 2 triệu tiền công nuôi vịt. Chừng ấy chỉ đủ cho con gái đi học, cô chia sẻ. Dù vậy, trong xóm nghèo này, con gái cô Phô Ni là bé Kim Thị Ngọc Linh (lớp 6) là người duy nhất được đi học. Những thanh niên còn lại đều nghỉ học sớm để đi làm công nhân.
Còn gia đình cô Huỳnh Thị Phô Ni (49 tuổi, quê Trà Vinh) thì chăn vịt thuê. "Mỗi tháng họ trả tôi hơn 2 triệu tiền công nuôi vịt. Chừng ấy chỉ đủ cho con gái đi học", cô chia sẻ. Dù vậy, trong xóm nghèo này, con gái cô Phô Ni là bé Kim Thị Ngọc Linh (lớp 6) là người duy nhất được đi học. Những thanh niên còn lại đều nghỉ học sớm để đi làm công nhân.
Cô Phô Ni nhặt rau muống hái được ở bờ kè. Cả tuần cô chỉ di chợ 2 - 3 buổi nếu có dư tiền. Còn không thì cả nhà 5 người ăn rau dại, bắt cá, ốc ở kênh làm thức ăn.
Cô Phô Ni nhặt rau muống hái được ở bờ kè. Cả tuần cô chỉ di chợ 2 - 3 buổi nếu có dư tiền. Còn không thì cả nhà 5 người ăn rau dại, bắt cá, ốc ở kênh làm thức ăn.
Anh Thin (34 tuổi) ngoài thời gian đi làm công ty thì tranh thủ làm lồng để bắt rắn. Mình đặt nhiều bẫy, chừng 2-3 ngày sau mới thu lại. May mắn thì bắt được 10 con rắn cũng bán được vài trăm ngàn, anh nói.
Anh Thin (34 tuổi) ngoài thời gian đi làm công ty thì tranh thủ làm lồng để bắt rắn. "Mình đặt nhiều bẫy, chừng 2-3 ngày sau mới thu lại. May mắn thì bắt được 10 con rắn cũng bán được vài trăm ngàn", anh nói.
Cô Thạch Thị Nga cũng sống ở xóm này được 7 năm. Ngoài chăn vịt thuê, gia đình cô Nga còn nuôi thêm gà, hái rau rút bán, con cái cô đi làm công nhân và chờ ai thuê gì làm nấy.
Cô Thạch Thị Nga cũng sống ở xóm này được 7 năm. Ngoài chăn vịt thuê, gia đình cô Nga còn nuôi thêm gà, hái rau rút bán, con cái cô đi làm công nhân và chờ ai thuê gì làm nấy.
Vì ở trong xóm không có điện nên các hộ dân ăn cơm khá sớm. Khoảng 18 giờ, khi ánh sáng còn mờ tỏ thì bữa cơm được dọn ra.
Vì ở trong xóm không có điện nên các hộ dân ăn cơm khá sớm. Khoảng 18 giờ, khi ánh sáng còn mờ tỏ thì bữa cơm được dọn ra.
Chỉ một vài nhà có bếp ga nhưng rất ít xài vì tốn kém. Còn lại, các gia đình đều nấu ăn bằng củi.
Chỉ một vài nhà có bếp ga nhưng rất ít xài vì tốn kém. Còn lại, các gia đình đều nấu ăn bằng củi.
Gia đinh cô Phô Ni ăn khá trễ vì phải chờ con cháu đi về. Bữa ăn đạm bạc của họ diễn ra ngay trên chòi, trong ánh đèn pin leo lét.
Gia đinh cô Phô Ni ăn khá trễ vì phải chờ con cháu đi về. Bữa ăn đạm bạc của họ diễn ra ngay trên chòi, trong ánh đèn pin leo lét.
Khi bóng tối buông xuống, các hộ dân bắt đầu thắp nến, thắp đèn dầu, Vì vậy, nhiều người còn gọi vui xóm này này là xóm đèn dầu. Nhà tôi trước cũng mua được cái bình sạc điện 1,2 triệu. Ấy vậy mà mua nhầm đồ đểu nên chỉ vài bữa hư. Từ đó, cả nhà dùng đèn dầu vì không có dư tiền mua bình điện, cô Phô Ni giải thích
Khi bóng tối buông xuống, các hộ dân bắt đầu thắp nến, thắp đèn dầu, Vì vậy, nhiều người còn gọi vui xóm này này là "xóm đèn dầu". "Nhà tôi trước cũng mua được cái bình sạc điện 1,2 triệu. Ấy vậy mà mua nhầm đồ đểu nên chỉ vài bữa hư. Từ đó, cả nhà dùng đèn dầu vì không có dư tiền mua bình điện", cô Phô Ni giải thích
Bóng tối đen như mực bao trùm trong cả xóm, chỉ một vài ánh đèn nhỏ càng làm quang cảnh thêm hiu hắt. 
Bóng tối đen như mực bao trùm trong cả xóm, chỉ một vài ánh đèn nhỏ càng làm quang cảnh thêm hiu hắt. 
Có một số hộ thì dùng bình điện. Mỗi tuần, họ mang ra ngoài sạc vài lần với giá 25 ngàn/lần sạc.
Có một số hộ thì dùng bình điện. Mỗi tuần, họ mang ra ngoài sạc vài lần với giá 25 ngàn/lần sạc.
Sau bữa ăn tối, người dân thường quanh quẩn trong nhà rồi đi ngủ sớm. Nếu buồn quá thì ra đường lớn chơi xíu rồi về, chứ cũng chẳng biết làm gì hơn, cô Nga cho biết.
Sau bữa ăn tối, người dân thường quanh quẩn trong nhà rồi đi ngủ sớm. "Nếu buồn quá thì ra đường lớn chơi xíu rồi về, chứ cũng chẳng biết làm gì hơn", cô Nga cho biết.
Vì vậy, xóm nhỏ thiếu điện vốn đã buồn còn vắng người, ban đêm lại không có điện thắp sáng nên tình hình trật tự, trị an nơi đây cũng vì thế diễn biến phức tạp. Thà sống như vậy còn có chỗ ăn, ngủ chứ giờ  không biết phải đi đâu. Về quê thì quá nghèo, giờ ai cũng bỏ làng xóm đi hết rồi, chú Kim Sam Bát trải lòng.
Vì vậy, xóm nhỏ thiếu điện vốn đã buồn còn vắng người, ban đêm lại không có điện thắp sáng nên tình hình trật tự, trị an nơi đây cũng vì thế diễn biến phức tạp. "Thà sống như vậy còn có chỗ ăn, ngủ chứ giờ  không biết phải đi đâu. Về quê thì quá nghèo, giờ ai cũng bỏ làng xóm đi hết rồi", chú Kim Sam Bát trải lòng.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại