Thói quen dùng hàng không nhãn mác
Chị Hoàng Thị Ngọc, Thịnh Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội đang nuôi con nhỏ 8 tháng tuổi. Hàng ngày, chị vẫn đi làm và vắt sữa ra bình để bà nội ở nhà cho cháu bú, nhiều khi bận đi làm chị dùng sữa bột pha cho con uống tạm.
Khi nghe thông tin về bình sữa của trẻ nhiều loại có chứa BPA chất nguy hiểm đối với sức khỏe của trẻ chị mới suýt xoa từ trước đến giờ chị vẫn dùng các loại bình sữa này mà không để ý tác hại.
Nhiều bà mẹ băn khoăn khi chọn bình sữa cho con.
“Tôi thấy Bộ Y tế bảo là nên mức độ chất BPA được cho phép ở mức 0,05mg/kg vật liệu. Nhưng làm sao những người dân thường chúng tôi biết được điều này để mà tránh? Chỉ khi báo chí lên tiếng hay có vụ việc gì nghiêm trọng xảy ra, ảnh hưởng đến sức khỏe thì chúng tôi mới biết thôi. Thật là nguy hiểm!”
Chị Phạm Minh Tâm (Kim Hoa, Hà Nội) lần sinh đầu tiên bị tắc tuyến sữa nên con trai lớn còn không có sữa để bú, dùng hoàn toàn sữa ngoài và uống bằng bình bú. Cháu thứ 2 được dùng sữa mẹ nhiều hơn nhưng vẫn không đủ. Nghe hàng loạt tác hại của chất BPA chị càng thêm lo lắng, nhưng bỏ bình sữa thì chị không biết lấy gì để cho con bú?
Không chỉ riêng bình sữa, bé gái nhà chị thường hay ăn tay nên chị cũng cho ngậm ti giả. Chị rối rít hỏi thêm “ti giả có BPA không?...
Chị Nguyễn Thị Hiền (Đông Hưng, Thái Bình) là giáo viên. Vì đi làm xa nên trước khi đi làm chị lại vắt sữa vào bình bú và để giữ ấm cho con. Khi nói chuyện về việc bình sữa có chứa BPA, chị tỏ ra ngạc nhiên. Từ trước đến giờ mua bình sữa về là bóc ra dùng luôn chứa ai để ý nguồn gốc làm từ gì. Chị cố gắng tránh hàng Trung Quốc, mua loại đắt tiền hơn.
Bình sữa được bầy bán đều thiếu vắng chỉ số hàm lượng BPA
Theo khảo sát của chúng tôi, quầy hàng trẻ em tại siêu thị BigC với đầy đủ các chủng loại từ quần áo, chăn, gối, gang tay, tất chân tới bình sữa, ti giả…
Các sản phẩm rất đa dạng từ vài chục nghìn đồng cho đến tiền trăm. Những chiếc bình sữa có ghi thông số BPA đều hiếm hoi. PV cầm đến hơn mười loại bình sữa có nguồn gốc từ Đức, Trung Quốc, Hàn Quốc, Việt Nam… nhưng đều vắng bong những tiêu chí khuyến cáo. Riêng một sản phẩm của Thụy Sĩ có kèm theo "BPA free" (không có chất BPA)Chị Hảo (Thanh Xuân, Hà Nội) đang chọn mua bình sữa cho đứa con sắp chào đời cho biết chị nhìn cái nào xinh xắn thì lấy chứ không để ý xem nhựa gì và từ đâu. Chị chọn mua một chiếc bình sữa của Mỹ với giá gần 200 nghìn và cảm giác an tâm tuyệt đối với lời quảng cáo bình sữa số một tại Mỹ.
Rất ít bình sữa có ghi hàm lượng BPA
Tương tự, tại một quầy đồ nhựa trong chợ Xanh, Định Công những chiếc bình sữa có giá từ 20 đến 60 nghìn đồng treo rủng rỉnh. Theo người bán hàng, bình sữa đều là hàng Việt Nam chất lượng cao. Khi PV hỏi về hàm lượng BPA thì chính bà chủ cũng không biết nó là chất gì. Mọi tư vấn thắc mắc đã được in trên bình và trên nhãn nên người bán hàng không hay biết.
Người bán hàng bên cạnh bồi thêm “thời buổi này cái gì chả được cảnh báo, nhưng khi nào cấm hẳn thì chị mới không lấy hàng về bán, bây giờ vẫn có người mua nên vẫn bán”.
Trong khi việc cấm sử dụng bình sữa có chứa chất BPA vẫn còn đang được cơ quan chức năng cân nhắc thì các bà nội trợ đã bảo nhau: “Tôi nghe báo đài bảo, nên dùng bình sữa bằng thủy tinh là an toàn hơn!”
Theo Bee.net.vn