Bí ẩn về loài "lúa ma" đặc biệt ở Việt Nam

Thành Công |

Sở dĩ có tên gọi là "lúa ma" cũng bởi loài này có nhiều đặc điểm kỳ lạ và bất thường...

Theo thông tin trên tờ Tuổi trẻ, một loại gen cực kỳ quý hiếm đã được các nhà khoa học của Nhật Bản tìm thấy trong loại "lúa ma" ở ven sông Bảo Định (gần chợ Mỹ Tho, Tiền Giang) và trong vườn dâu Phong Điền, TP Cần Thơ (tỉnh Cần Thơ).

Chưa có thông tin nào cụ thể hơn được công bố về loại gen này, bước đầu, các nhà khoa học chỉ cho biết đó là loại gen quý hiếm và cần phải được nghiên cứu cụ thể trước khi công bố.

Tờ Vietnam+ cho hay, "lúa ma", còn được gọi là lúa trời, có tên khoa học là Oryza rufipogon. Lúa trổ bông 1 lần trong năm, vào khoảng tháng 10 và chín vào tháng 11, 12 hàng năm.

Khi chín, vỏ của loại lúa đặc biệt này có màu vàng đen kèm với phần đuôi dài ở hạt. Chúng cũng không chín đồng loạt cả bông như những loại lúa khác mà thường chìn vài hạt một lần.

Một người dân ở khu vực Đồng Tháp cho rằng, sở dĩ có tên gọi là "lúa ma" cũng bởi loài này có nhiều đặc điểm kỳ lạ và bất thường.

"Đặc điểm quan trọng nhất, quý nhất và cũng là bí ẩn nhất của lúa ma chính là ở chỗ nó có sức sống kỳ diệu, đã tồn tại hàng triệu năm qua và sẽ không bao giờ chết, bất kể ở trong môi trường khô hạn, ngập lụt, phèn mặn và sâu bệnh", tờ Tuổi trẻ cho hay.

Ngoài ra, giống lúa này cũng cứ tự sinh, tự lớn, rồi lại tự để lại hạt giống cho mùa sau. Chẳng ai chăm bón, cũng chẳng phải trải qua bất kỳ công đoạn nào của con người cho đến khi thu hoạch lúa chín mang về.

Thế nhưng, cái việc thu hoạch ấy cũng không đơn thuần như giống lúa người dân vẫn hay trồng. Lúa chín vào ban đên nên người dân phải thu hoạch vào thời điểm đó, bởi đến khoảng thời gian từ 8 - 9h sáng khi ánh nắng mặt trời chiếo vào thì hạt lúa tự rụng.

Dụng cụ để gom "lúa ma" gồm một chiếc xuồng, một tấm phên và hai chiếc sào nhỏ bằng tre. Chiếc sào sẽ dùng để đập nhẹ bông lúa ma vào phên để những hạt chín rơi xuống xuồng.

Theo tờ Duyên dáng Việt Nam, hạt gạo từ lúa ma khi nấu cơm có mùi thơm phức, hễ "ăn một lần là ghiền". Thế nhưng, thời gian nấu cơm "gạo ma" lâu gấp 3 nấu gạo thường.

Lúa ma đang được bảo tồn ở Vườn Quốc gia Tràm Chim. (Ảnh: Tramchim.com.vn)
"Lúa ma" đang được bảo tồn ở Vườn Quốc gia Tràm Chim. (Ảnh: Tramchim.com.vn)

"Lúa ma" thường xuất hiện ở các vùng ven kênh, rạch... thế nhưng hiện nay, ở tự nhiên loài lúa này rất hiếm.

Có chăng, chúng được nhắc đến nhiều hơn cả trong những câu chuyện mà người già kể lại cho lớp trẻ. Người ta coi đó là tặng vật của thiên nhiên cho con người.

Theo báo giới trong nước, cách đây khoảng 40 năm, giống lúa trời này xuất hiện nhiều ở khu vực Đồng Tháp Mười. Lúa cũng trở thành "cứu tinh" của một số người nghèo, đói ăn ở thời đó. 

Nhiều người thường nhầm lẫn chúng với một số cây cỏ dại.

Thu hoạch lúa ma ở Đồng Tháp. Ảnh: Báo Đồng Nai
Thu hoạch "lúa ma" ở Đồng Tháp. Ảnh: Báo Đồng Nai

Thu hoạch lúa ma ở VQG Tràm Chim Tam Nông. Ảnh: Nhân dân

Thu hoạch "lúa ma" ở VQG Tràm Chim Tam Nông. Ảnh: Nhân dân\

Hiện một quần thể "lúa ma" đang được lưu giữ và bảo tồn tại Vườn Quốc gia Tràm Chim (Đồng Tháp), với diện tích khoảng hơn 800 ha. 

Diện tích lúa này một phần để phục vụ nghiên cứu khoa học, mặt khác đã được đưa vào chương trình du lịch trải nghiệm cho du khách.

(Tổng hợp)

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại