500 nhà dân ở Quảng Ninh ngập sâu, cảnh báo lụt tại Hà Nội

Thành Chung - Y.Dương |

Hôm nay, nhiều nơi trên địa bàn TP Uông Bí (Quảng Ninh) đã bị ngập sâu trong nước. Lực lượng chức năng đã đưa xe lội nước vào khu nhà dân ngập sâu để giải cứu những người mắc kẹt.

Quảng Ninh lại ngập nặng

Thống kê của BCH PCTT&TKCN TP Uông Bí, đến 14h ngày 2/8, tổng thiệt hại do mưa lụt gây ra trên địa bàn thành phố là khoảng 60 tỷ đồng.

Trong đó: ngập 465 ha hoa màu, thiệt hại ước tính 18 tỷ đồng; diện tích nuôi trồng thủy sản ngập lụt 176 ha, ước tính thiệt hại 14 tỷ đồng; thiệt hại nhà cửa, cơ sở vật chất ước khoảng 5 tỷ đồng.

Về hạ tầng, thiệt hại trên tuyến đường vào Yên Tử và Thượng Yên Công – Vàng Danh, các tuyến đường chuyên dùng, các đập, ngầm tràn, các công trình thủy lợi ước 17 tỷ đồng. Thiệt hại ngành than, điện, viễn thông 6 tỷ đồng.

Tại 11 phường, xã của thành phố đã có 500 hộ dân bị ngập, thành phố đã tập trung lực lượng di dời được 300 hộ dân đến nơi an toàn. Các lực lượng cũng đã phối hợp với người dân di chuyển đồ đạc, tài sản lên tầng 2 và những nơi cao hơn.

Xã Thượng Yên Công đang bị chia cắt. Ảnh: Một thế giới
Xã Thượng Yên Công đang bị chia cắt. Ảnh: Một thế giới

Trước đó, tính đến 11h30 phút sáng nay (2/8), mưa đã ngớt ở khu vực trung tâm TP Uông Bí.

Trước đó, theo báo Quảng Ninh thông tin, tính đến 9h sáng 2/8, 500 nhà dân ở khu vực trung tâm TP Uông Bí bị ngập sâu trong nước, do ảnh hưởng bởi trận mưa lớn kéo dài từ đêm 1/8 - 2/8.

TP Uông Bí hiện chưa ghi nhận thiệt hại về người.

Trong khi đó, tại huyện Bình Liêu (Quảng Ninh), tính đến 10h sáng nay, mưa lũ làm 4 nhà dân sập hoàn toàn. 21 hộ dân được di dời đến nơi an toàn.

Ông Nguyễn Anh Tú (Chủ tịch UBND TP Uông Bí) thông tin trên tờ Tuổi trẻ, một số điểm hiện đang ngập nặng là khu vực hồ điều hòa - công viên thành phố, đập tràn nhà máy nhiệt điện Uông Bí. Ngoài ra, còn có một số điểm ngập cục bộ như phường Yên Thanh, xã Thượng Yên Công…

Nước dâng cao. Ảnh: Otofun

Nước dâng cao. Ảnh: Otofun

Theo thông tin từ ban chỉ huy phòng chống lụt bão Quảng Ninh, trước tình hình mưa lũ gây ngập lụt, TP Uông Bí đã chỉ đạo lực lượng cứu hộ toàn TP, các xã phường luôn thường trực phòng chống mưa lụt, cứu hộ cứu nạn 100% quân số.

Thành phố đã chỉ đạo cử 200 cán bộ chiến sĩ lực lượng công an; 40 cán bộ chiến sĩ quân sự; bố trí 2 xuồng cao su cứu hộ, kịp thời tới các điểm ngập lụt sâu sơ tán người dân đến vị trí an toàn.

Ngoài lực lượng địa phương, Lữ đoàn 147 cũng đã huy động xe lội nước ứng cứu người dân tại vùng ngập sâu. Bên cạnh đó, lực lượng của cảnh sát cơ động vùng Đông Bắc cũng đã tham gia vào công tác ứng cứu.

Lữ đoàn 147 điều động 2 xe lội nước đến đưa dân ra khỏi vùng ngập lụt. Ảnh: TTXVN
Lữ đoàn 147 điều động 2 xe lội nước đến đưa dân ra khỏi vùng ngập lụt. Ảnh: TTXVN
Ảnh: TTXVN
Ảnh: TTXVN
Ngập nặng ở khu vực Cửa khẩu Hoành Mô. Ảnh: Ngọc Hà/Quảng Ninh online
Ngập nặng ở khu vực Cửa khẩu Hoành Mô. Ảnh: Ngọc Hà/Quảng Ninh online

Đến trưa nay (1/8), TP Uông Bí đã huy động máy xúc phá đập tràn tại khu vực hồ sinh thái để tăng tốc độ thoát nước ra Sông Sinh, giúp việc tiêu thoát nước nhanh hơn.

Đập tràn Sông Sinh. Ảnh: Tiền phong
Đập tràn Sông Sinh. Ảnh: Tiền phong

Cũng trong sáng 2/8, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Nguyễn Văn Đọc đã có chỉ đạo khẩn yêu cầu các địa phương kiểm tra di dân khỏi vùng có nguy cơ ngập lụt, sạt lở, đảm bảo an toàn cho nhân dân.

Bí thư Tỉnh ủy nhấn mạnh, địa phương nào để xảy ra người dân bị chết do mưa lụt đợt này thì người đứng đầu địa phương đó phải chịu trách nhiệm.

Trước đó, nhằm hỗ trợ nhân dân các xã đảo của huyện Vân Đồn khắc phục khó khăn trong đợt mưa lũ kéo dài, tối 1/8, đại diện Tập  đoàn Tuần Châu của ông Đào Hồng Tuyển đã trao 6 máy lọc nước mặn thành nước ngọt với công suất lọc 120lít/h cho nhân dân các xã đảo.

Một số hình ảnh ghi lại:

Lực lượng hải quân đã phải đưa xe lội nước vào các khu dân cư ngập sâu để giải cứu những người mắc kẹt - Ảnh: Đức Hiếu/ Tuổi trẻ

Lực lượng hải quân đã phải đưa xe lội nước vào các khu dân cư ngập sâu để giải cứu những người mắc kẹt - Ảnh: Đức Hiếu/ Tuổi trẻ

Nước ngập vào nhà dân. Ảnh: báo Quảng Ninh

Nước ngập vào nhà dân. Ảnh: báo Quảng Ninh

Ảnh: Otofun

Ảnh: Otofun

Ảnh: báo Quảng Ninh
Ảnh: báo Quảng Ninh
Ảnh: Quảng Ninh online

Ảnh: Quảng Ninh online

Ảnh: Người lao động
Ảnh: Người lao động

Cảnh báo ngập lụt ở Hà Nội

Bản tin dự báo gần nhất của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương cho hay: Qua theo dõi trên ảnh mây vệ tinh và ảnh ra đa thời tiết cho thấy, vùng mây đối lưu vẫn tiếp tục phát triển trên khu vực các quận nội thành của thành phố Hà Nội.

Dự báo trong những giờ tới, các vùng mây đối lưu này tiếp tục gây mưa đến mưa vừa cho khu vực các quận nội thành Hà Nội. Trong cơn giông đề phòng có gió giật.

Ở khu vực thành phố Hà Nội đang có mưa to và thời gian mưa còn tiếp tục kéo dài.

Đợt mưa này có khả năng gây ngập úng cho các tuyến phố nội thành Hà Nội từ 0,1m đến 0,3m như: Nguyễn Du, Trần Nhân Tông, Yec Xanh, Lò Đúc, Hàng Chuối, Quang Trung, Lê Duẩn, Đặng Thái Thân.

Ngoài ra, 1 số khu vực có khả năng ngập như: Ngô Quyền, Phan Bội Châu, Lý Thường Kiệt, Liên Trì, Nguyễn Trãi, Trường Chinh, Lê Trọng Tấn, Chùa Bộc, Giải Phóng, Nguyễn Xiển, Vũ Trọng Phụng, Lĩnh Nam, Quan Hoa…

Hà Nội chủ động đối phó với mưa lũ

Trước diễn biến về đợt mưa còn rất phức tạp, trong công điện số 6698/SXD-MT Sở Xây dựng Hà Nội đã yêu cầu các đơn vị trực thuộc chủ động phòng ngừa, đối phó với diễn biến mưa lũ trên địa bàn.

Công TNHH MTV Thoát nước Hà Nội cần chủ động phương án tiêu thoát nước, phòng chống úng ngập nội thành.

Phối hợp cùng BQL dự án thoát nước và thanh tra xây dựng kiểm tra dỡ bỏ các vật cản, công trình đang thi công làm ảnh hưởng đến dòng chảy, các cửa cống trên các sông, mương...

Kiểm tra nạo vét các ga thu, hàm ếch, ga thăm, các cửa phai vào hồ. Đồng thời kiểm tra, chủ động hạ mực nước hồ để chủ động điều hòa nước mưa khu vực.

Cty TNHH MTV gồm Công viên cây xanh, Vườn thú, Công viên Thống nhất và Công ty CPTM Công nghệ Bình Mình phải chủ động kiểm tra, phát hiện và xử lý các cây nguy hiểm, có khả năng gãy đổ.

Cty TNHH MTV Công viên cây xanh và các đơn vị còn được yêu cầu ứng trực, xử lý kịp thời các cây mục gây nguy hiểm khi có mưa to.

Cụ thể, cây nặng tán, chặt tỉa cành theo kế hoạch đặt hàng và các cây nguy hiểm theo đơn thư đề nghị của nhân dân.

Có phương án xử lý ngay các sự cố gẫy đổ cây khi mưa bão xảy ra đảm bảo an toàn về người, tài sản và an toàn giao thông trên các tuyến đường.

Các cột điện, cần đèn chiếu sáng nguy hiểm, có khả năng gãy đổ, đảm bảo an toàn cho người và phương tiện đều phải được công ty TNHH MTV chiếu sáng và thiết bị đô thị chủ động kiểm tra.

Sở Xây dựng yêu cầu Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị, Hợp tác xã Thành Công tổ chức ứng trực, khẩn trương thu dọn vệ sinh đưa về điểm tập kết đúng nơi quy định khi có đợt mưa kéo dài.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại