World Cup 2018: Tại sao Tam sư lại dám "tất tay" vào một tiền đạo không biết ghi bàn?

Nam Khánh |

Đã có 5 cầu thủ khác nhau ghi bàn cho ĐT Anh tại World Cup 2018, nhưng vẫn chưa xuất hiện cái tên Sterling.

1. Trong trí nhớ của những người đã từng được theo dõi World Cup 1970, Brazil của Mário Zagallo vẫn là thế hệ "đẹp" nhất mà bóng đá thế giới từng sản sinh ra. Chỉ cần nhìn vào dàn sao của họ - Pelé, Jairzinho, Roberto Rivelino, Carlos Alberto – chúng ta sẽ nghĩ ngay đến những ma thuật đầy diệu kì xuất hiện dưới ánh mặt trời Mexico.

Trong đội hình đầy anh tài đó, có một cầu thủ rất ít khi được chú ý đến, nhưng nếu không có ông, cuộc hành trình tranh ngôi vô địch của Brazil năm đó chắc chắn sẽ diễn ra khó khăn hơn rất nhiều.

Eduardo Gonçalves de Andrade, hay còn được gọi là Tostão, khi đó là một trung phong 23 tuổi, đã xuất hiện trong màu áo đội tuyển Brazil lần đầu tiên trong chiến dịch World Cup 1966 diễn ra ở Anh, khi vẫn còn là một cậu thiếu niên.

World Cup 2018: Tại sao Tam sư lại dám tất tay vào một tiền đạo không biết ghi bàn? - Ảnh 1.

Tostão trong màu áo Brazil.

Bốn năm sau, ông tiếp tục được điền tên vào đội hình của Zagallo, sau khi chỉ vừa mới hồi phục từ một cuộc phẫu thuật khá nghiêm trọng trên võng mạc tách rời.

Khán giả đã bị đánh lừa bởi cái vẻ ngoài không hề giống một cầu thủ Brazil, hay thậm chí là một cầu thủ chuyên nghiệp, của ông. Làn da nhợt nhạt, mái tóc cắt kiểu receding hairline, cao 1m70 và trông giống một bác sĩ hơn là cầu thủ bóng đá.

Nhưng cái vẻ ngoài thể hiện rõ sự yếu kém về thể chất đó hóa ra chỉ là để lừa người –Tostão là một gã vô cùng dẻo dai và mạnh mẽ - và lối chơi của ông chính là nền tảng cho sự tự do mà hàng công của đội bóng này có được.

Thi đấu như một số 9 ảo, ông hoạt động bên cạnh sự hiện diện đầy lôi cuốn của Pelé, tìm kiếm khoảng trống và kết nối lối chơi với một nhãn quan xuất sắc đến kì lạ.

Ông chỉ ghi được hai bàn trong tổng số 19 bàn thắng mà Brazil đã ghi sau 6 trận, và cả hai bàn đều đến trong chiến thắng 4-2 trước Peru ở vòng tứ kết, con số này nghe thì có vẻ như quá kém cỏi đối với một tiền đạo.

Nhưng ông lại có rất nhiều pha kiến tạo, ngoạn mục nhất chính là trong trận đấu với đội tuyển Anh, ông để mất bóng ở rìa vòng cấm đối phương, nhưng đã lấy lại nó ngay sau đó, đập nhả với Paulo César, đánh bại Allan Ball, vượt qua Bobby Moore, Tommy Wright.

World Cup 1970: Brazil 1-0 Anh

Sau đó, Tostao quay lưng về phía khung thành để thực hiện một đường chuyền đầy tinh tế cho Pele, người đã thu hút sự chú ý của cả Brian Labone và Terry Cooper trước khi đẩy bóng sang cho Jairzinho thực hiện một cú sút quyết đoán, dứt điểm trận đấu.

Sự khéo léo và khả năng quan sát của Tostão đã một lần nữa được tái hiện cũng bởi một tiền đạo cao 1m7 khác, khi anh ta xoay người để nhận đường chuyền từ Jesse Lingard và trả bóng lại một cách đầy thông minh cho cầu thủ thuộc biên chế Manchester United để thực hiện cú dứt điểm như búa bổ từ bên ngoài vòng cấm Panama vào hai tuần trước.

Pha chạm bóng của Raheem Sterling diễn ra một cách rất nhanh và đến từ trực giác, quyết định xử lý tiếp theo mà anh đưa ra hoàn toàn dựa vào tiềm thức. Đó chính là những gì mà Southgate mong đợi ở cầu thủ của Manchester City khi chọn anh là nhân tố chủ chốt trong việc "mở khóa" hàng phòng ngự đối phương.

2. Khả năng ghi bàn của Tostão chẳng liên quan gì đến tầm quan trọng của ông ở Brazil cả, và vai trò của Sterling ở tuyển Anh cũng tương tự như vậy.

Sẽ rất hữu ích nếu ngôi sao đã ghi 23 bàn cho Manchester City ở mùa giải trước có thể chấm dứt cơn khát bàn thắng trong màu áo đội tuyển quốc gia đã kéo dài từ tháng 10 năm 2015 đến nay – điều này chắc chắn sẽ đè nặng lên tâm lý của anh mỗi khi bản thân có cơ hội để tự mình ghi bàn – nhưng nếu không thì cũng chẳng sao, bởi anh đang có một công việc còn quan trọng hơn cần phải làm.

World Cup 2018: Tại sao Tam sư lại dám tất tay vào một tiền đạo không biết ghi bàn? - Ảnh 3.

Sterling chưa ghi được bàn nào tại World Cup 2018.

Có thể nói, Southgate chính là vị huấn luyện viên đầu tiên kể từ thời Sir Alf Ramsey quyết định thay đổi cả một hệ thống, sau đó tự tay lựa chọn các cầu thủ phù hợp với mô hình mà mình đề ra. Trong khi đó, những người tiền nhiệm luôn phải vật lộn với việc nhét các ngôi sao đầy tiếng tăm vào một đội hình xuất phát và dựa vào họ để xác định nên chơi chiến thuật gì.

Lịch sử cầm quân khiêm tốn của Southgate đã cho phép ông phát triển các học thuyết của mình mà không phải chịu sự giám sát quá chặt chẽ của giới truyền thông.

Sau thất bại ở Middlesbrough, ông đã đi tiếp con đường cầm quân bằng việc đảm nhận chiếc ghế huấn luyện viên trưởng của đội tuyển U21 Anh, nơi mà ông có thể thoải mái xây dựng các ý tưởng và làm việc với những cầu thủ luôn tuân theo hướng dẫn chiến thuật mà ông đưa ra.

Southgate đã giải quyết ổn thỏa những yêu cầu cơ bản mà mình cần ở đội tuyển Anh từ rất sớm. Ông cần một thủ môn với khả năng phân phối bóng lên phía trên chính xác.

Ông tìm kiếm một hàng hậu vệ ba người có khả năng xử lý và "chơi" bóng một cách tự tin nhất, thu hút đối thủ lao về phía mình trước khi đưa bóng lên cho hàng tiền vệ, và sẵn sàng làm đi làm lại điều đó nhiều lần với một sự kiên nhẫn tuyệt vời.

Ông yêu cầu các cầu thủ chạy cánh chuẩn bị giữ vị trí nhằm kéo giãn lối chơi về sau. Ông muốn hàng tiền vệ thi đấu có ý thức trách nhiệm, sự siêng năng và tính cơ động ở hàng tiền đạo, bao gồm một cầu thủ có tốc độ và khả năng đánh hơi thời cơ sẽ làm dãn lối chơi theo chiều dọc và giữ đối phương ở lại sau lưng.

Để có được những điều đó, Southgate đã phải rất nghiêm túc trong vấn đề lựa chọn nhân sự.

Ông thích dùng những cầu thủ phù hợp với mô hình của mình hơn là những người có danh tiếng lớn, sở hữu nhiều kĩ năng khác nhau, nhưng sẵn sàng làm trái với chiến thuật chỉ để thể hiện khả năng của bản thân. Và khi ông đã có được những nhân tố mà mình cần, ông sẵn sàng bảo vệ họ đến cùng.

Vị thuyền trưởng của Tam Sư đã thực hiện những bước đi đầy mạo hiểm với Kyle Walker (thi đấu trái với vị trí sở trường), John Stones (đang không có phong độ tốt) và Harry Maguire (thiếu kinh nghiệm), bởi vì ông tin mình có đủ khả năng để làm được tất cả những gì mà bản thân mong muốn.

Điều tương tự cũng diễn ra với Raheem Sterling, anh có thể không bằng được Tostão về sự tinh tế, nhưng với khả năng đánh hơi vị trí cực kì nhanh bằng tốc độ của mình, khiến các hậu vệ luôn phải vất vả dè chừng và phân phối bóng cho các đồng đội, anh đã trở thành một nhân tố cực kì quan trọng trong chiến thuật của tuyển Anh, ngay cả khi không phải lúc nào anh cũng thi đấu tốt.

World Cup 2018: Tại sao Tam sư lại dám tất tay vào một tiền đạo không biết ghi bàn? - Ảnh 5.

Tốc độ và sự nhiệt tình của Sterling đem lại nhiều phương án tấn công cho ĐT Anh.

Các cầu thủ có thể tự nhìn thấy được những ý tưởng của Southgate đang phát huy tác dụng, đó là lý do vì sao không hề có bất kì lời phàn nàn hay chê bai nào từ những gã đại diện của những cầu thủ không được điền tên vào đội hình xuất phát cả.

Giống như Clive Wooward vào năm 2005, nhà cầm quân này đã thuyết phục tất cả thành viên trong đội bằng cả lời nói và hành động rằng tất cả bọn họ đều là một phần quan trọng trong việc vận hành lối chơi của đội bóng.

Southgate chẳng hề bận tâm và cũng không muốn phí thời gian để thay đổi suy nghĩ của những người không nhận ra được giá trị và sự đóng góp của Raheem Sterling.


Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại