Theo báo cáo của FIFA, các CLB Việt Nam đã thu được lợi nhuận 1 triệu USD từ các thương vụ chuyển nhượng cầu thủ quốc tế trong năm 2019. Đây là một bước nhảy vọt đáng kể so với con số xấp xỉ bằng 0 do FIFA ước tính năm 2018.
So sánh tại châu Á, Việt Nam xếp thứ 5, sau Hàn Quốc (thu được 20,2 triệu USD), Nhật Bản (4,8), Iraq (1,9) và Australia (1,3), đứng trên Uzbekistan (0,6) và Thái Lan (0,4).
Xếp hạng 10 liên đoàn châu Á có lợi nhuận cao nhất từ chuyển nhượng quốc tế năm 2019 (đơn vị: triệu USD, trong ngoặc là thứ hạng trên thế giới).
Đoàn Văn Hậu tuy chuyển sang khoác áo Heerenveen nhưng mới là hợp đồng cho mượn, tương tự Xuân Trường và Công Phượng. Tuyển thủ Việt Nam duy nhất được chuyển nhượng hoàn toàn sang một CLB nước ngoài trong năm 2019 là Đặng Văn Lâm sang Muangthong (Thái Lan).
Nguyên nhân của sự tăng trưởng này là do các CLB Việt Nam thường chọn cách ký hợp đồng với các cầu thủ theo dạng tự do (không tốn phí chuyển nhượng) và thành công trong việc bán các ngôi sao ra nước ngoài (ví dụ: Đặng Văn Lâm giá 500.000 USD).
Cũng tại châu Á, Trung Quốc vẫn xếp đầu trong số các giải vô địch chi tiêu mạnh tay. Báo cáo cho biết những đội bóng tại quốc gia tỉ dân đã ném ra tới 298,2 triệu USD để mua cầu thủ trong khi chỉ thu về vỏn vẹn 8,4 triệu từ các hợp đồng bán cầu thủ.
Siêu hợp đồng Maguire tiêu tốn của Man United tới 96 triệu USD
Trên bình diện thế giới, nước Anh với Premier League giàu có vẫn là nơi chi đậm nhất vào chuyển nhượng. Các CLB tại xứ Sương mù đã chi tiêu âm tới 549,9 triệu USD trong năm 2019. Đứng tiếp theo là Tây Ban Nha (373,8), Italia (346,2).
Top 5 quốc gia "xuất khẩu" cầu thủ đem về lợi nhuận khổng lồ nhất là Brazil, Argentina, Bồ Đào Nha, Hà Lan và Pháp.