Vương triều khó bị "tạo phản" nhất lịch sử Trung Quốc: Từ khai quốc đến sụp đổ, không có cuộc khởi nghĩa nào thành công

Trung Hạ |

Nếu không bị thế lực bên ngoài tiêu diệt, có lẽ vương triều này đã tồn tại lâu dài hơn nhờ "chính sách đối nội cực mạnh mẽ".

Vào thời phong kiến, Hoàng đế là sự tồn tại tối cao có quyền sinh sát, làm chủ thiên hạ dưới chân mình. Vì sở hữu quyền lực to lớn nhất, nên hầu như ai cũng muốn làm Hoàng đế, đặc biệt là những người vốn đã sở hữu một số quyền lực cơ bản trong triều đình. Song đương nhiên, không phải cứ muốn là được. Để thuận lợi trở thành Hoàng đế, người này thường là con hoặc anh em với Tiên đế, nói chung là cùng chung huyết thống hoàng gia.

Tuy nhiên, người không thuộc hoàng thất cũng có thể trở thành Hoàng đế, nhưng họ cần sử dụng phương pháp cực đoan - "tạo phản", tìm cách thâu tóm quyền lực trong triều và quân sự để lật đổ sức mạnh của hoàng quyền đương nhiệm.

Trung Quốc có một vương triều được đánh giá là “đối nội mạnh mẽ nhất” lịch sử, từ thời điểm khai quốc đến sụp đổ, không có cuộc nổi loạn nào thành công. Đó chính là nhà Tống (960 - 1279).

Vương triều khó bị tạo phản nhất lịch sử Trung Quốc: Từ khai quốc đến sụp đổ, không có cuộc khởi nghĩa nào thành công - Ảnh 1.

Triều đại này được sáng lập bởi Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dận sau khi ông soán ngôi Hoàng đế Hậu Chu rồi kết thúc thời kỳ Ngũ đại Thập quốc (thời kỳ hỗn loạn sau triều Đường và trước triều Tống). Trong suốt thời gian tồn tại, nhà Tống thường xuyên xung đột với các quốc gia phương Bắc là Liêu, Tây Hạ và Kim. Cuối cùng, nhà Tống bị chinh phục bởi nhà Nguyên do người Mông Cổ lãnh đạo.

Vậy tại sao việc tạo phản ở nhà Tống lại khó khăn như vậy?

Điều này bắt đầu với Triệu Khuông Dận, Hoàng đế sáng lập của triều đại nhà Tống.

Triệu Khuông Dận một ngày nọ khi đang lang thang trên đường, vô tình gặp nhà sư già. Nhà sư nhìn vào tướng mạo Triệu Khuông Dận, sau đó không chỉ tiếp đãi nồng nhiệt, mà còn cung cấp rất nhiều ngân lượng tiền bạc, và chỉ điểm cho ông tiến về phía Bắc. Sau khi nghe được lời nói của nhà sư, Triệu Khuông Dận thực sự đi về phía Bắc, và làm việc dưới trướng Quách Uy. Quách Uy sau đó trở thành Hoàng đế, chính là Hậu Chu Thái Tổ, là một trong những vị Hoàng đế thời Ngũ Đại Thập Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Vốn là 1 viên tướng của nhà Hậu Hán, ông đã lật đổ vua Hậu Hán Ẩn Đế, lập ra nhà Hậu Chu năm 951.

Triệu Khuông Dận được Quách Uy trao vị trí cao vì những đóng góp to lớn của ông và liên tục được thăng chức.

Triệu Khuông Dận đã phát động một cuộc nổi loạn nhiều năm sau đó, và thành công trở thành Hoàng đế, thành lập nhà Tống.

Vương triều khó bị tạo phản nhất lịch sử Trung Quốc: Từ khai quốc đến sụp đổ, không có cuộc khởi nghĩa nào thành công - Ảnh 4.

Bản thân Triệu Khuông Dận trở thành Hoàng đế bằng cách làm chủ sức mạnh quân sự và lật đổ hoàng quyền đương nhiệm, vì vậy ông rất để tâm khía cạnh này, không muốn vương triều của mình "lặp lại lịch sử".

Sau khi đăng cơ, vì muốn thực hiện ước mơ thống nhất thiên hạ, Triệu Khuông Dận bắt đầu liên tục tấn công những nơi khác. Sau đó, cải cách bắt đầu trên ba mặt trận: Thu binh, giảm quyền lực và kiểm soát tiền bạc, và đưa đất nước phát triển dưới sự cai trị của ông.

Có thể là do con đường trở thành Hoàng đế, cho nên Triệu Khuông Dận rất coi trọng binh quyền. Ông đẩy mạnh tư tưởng “trọng văn khinh võ” trong triều đình để kiềm hãm sự lớn mạnh của quan võ, đồng thời thâu tóm quyền lực quân sự địa phương trong tay, trao đổi binh lính ưu tú địa phương thành quân đội triều đình. Tình hình độc tài chuyên quyền của các tướng lĩnh quân đội trong triều đại nhà Đường trước đó đã được giải quyết triệt để.

Vương triều khó bị tạo phản nhất lịch sử Trung Quốc: Từ khai quốc đến sụp đổ, không có cuộc khởi nghĩa nào thành công - Ảnh 6.

Sau khi Triệu Khuông Dận qua đời, các Hoàng đế sau tiếp tục sử dụng phương pháp này để cai trị đất nước. Cũng nhờ vậy mà nhà Tống hiếm khi xảy ra các cuộc tạo phản bởi tướng lĩnh. Mặc dù các tướng lĩnh cấp cao thiện chiến có thể cạnh tranh với cấm quân triều đình, nhưng họ không có thực quyền. Còn về các cuộc khởi nghĩa của bách tính thường dân, căn bản không thể đấu lại quân đội triều đình.

Có thể nói rằng triều đại nhà Tống có rất ít rắc rối trong nội bộ, mà hai lần sụp đổ của Bắc Tống và Nam Tống đều là do ngoại lực bên ngoài.

Nhà Tống được cho là triều đại phong kiến khó bị tạo phản thành công nhất, song lại có tỷ lệ tạo phản cao vào thời điểm đó. Nhưng các cuộc nổi loạn nội bộ đã không thành công cho đến khi nhà Tống sụp đổ.

"Mạnh trong nhưng yếu ngoài", khi gặp phải kẻ thù khác, thái độ của triều đình nhà Tống lại kém cứng rắn hơn nhiều so với cuộc nổi dậy trong nước. Tiêu biểu chính là Sự kiện Tĩnh Khang, còn gọi Loạn Tĩnh Khang, là một biến cố lớn trong lịch sử Trung Quốc xảy ra vào năm 1127, đánh dấu sự diệt vong của vương triều Bắc Tống dưới tay nhà Kim. Đến năm 1279, Nam Tống một lần nữa bị diệt vong bởi người Mông Cổ của nhà Nguyên.

Nguồn: Sohu

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại