Vừa chào đời, ngựa vằn con đã bị ngựa đực tìm cách sát hại, tại sao lại vậy?

Hoa Hướng Dương |

Một đoạn phim có thể sẽ khiến bạn phải cảm thấy khó hiểu trước hành động tàn bạo của ngựa vằn đực, bài viết sẽ giúp chúng ta lý giải được sự thật phía sau.

Ngựa vằn tưởng chừng là loại ăn cỏ hiền lành, thế nhưng việc ngựa vằn đực lại giết chết một ngựa vằn sơ sinh ngay khi nó vừa chào đời lại là một hành vi đáng chẳng khác gì các loài ăn thịt khác như sư tử.

Vừa chào đời, ngựa vằn con đã bị ngựa đực tìm cách sát hại, tại sao lại vậy? - Ảnh 1.

Ngựa vằn đực giết chết ngựa vằn con là hành vi khá phổ biến. Ảnh: Dirk Heinrich

Sự tàn nhẫn, lạnh lùng và quá ác độc là những gì mà chúng ta có thể thấy được qua đoạn phim ngắn dưới đây. Ngựa vằn mẹ còn chưa kịp hồi sức sau khi sinh đã phải đứng dậy, tung những cú đá về phía ngựa vằn đực để mong cứu sống con mình trong tình huống ngặt nghèo.

Xem video:

Ngựa vằn đực giết chết ngựa vằn sơ sinh. Nguồn: Wow

Rất may, nhờ vào nỗ lực của con ngựa cái để bảo vệ con, ngựa sơ sinh đã sống sót trước đợt tấn công hung bạo của ngựa đực và sau đó đứng dậy. Một phép màu của sự sống khiến người xem có thể thở phào nhẹ nhõm sau khi chứng kiến toàn bộ sự việc trước đó.

Vậy tại sao ngựa vằn đực lại có hành động độc ác, tàn nhẫn như vậy?

Hành vi giết chết con non của đồng loại không chỉ có ở ngựa vằn mà còn xuất hiện ở nhiều loài động vật có vú khác như khỉ đầu chó Chacma baboons (Papio ursinus), sư tử, cá heo... với tên gọi là "infanticide" (giết con sơ sinh).

Nhà nhân loại học Sarah Hrdy của Đại học California (Mỹ) là người đầu tiên đề xuất lý giải cho hiện tượng trong giới động vật vào năm 1970: "Giết con sơ sinh có thể là một chiến lược sinh sản mang tính tiến hóa ở con đực và đôi khi ở cả con cái".

Vừa chào đời, ngựa vằn con đã bị ngựa đực tìm cách sát hại, tại sao lại vậy? - Ảnh 3.

Khỉ đầu chó Chacma baboons (Papio ursinus) cũng có hành vi giết con non để dành quyền giao phối sớm. Ảnh: Smithsonianmag

Nhà động vật học Dieter Lukas tại Đại học Cambridge và cộng sự của mình là nhà sinh thái học hành vi Elise Huchard làm việc tại Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Pháp, gọi tắt là CNRS thậm chí còn nghiên cứu sâu hơn về hành vi này.

Họ đã tiến hành nghiên cứu và quan sát hành vi của 260 loài khác nhau, kết quả cho thấy việc giết con non xuất hiện ở 119 loài, trong đó thủ phạm chính đều là các con đực.

Sau khi so sánh với các nhân tốt khác liên quan tới cấu trúc xã hội và tập tính giao phối, cả hai nhà nghiên cứu nhận thấy việc giết con non xảy ra thường xuyên hơn ở những động vật có cấu trúc xã hội mà con đực và cái sống cùng nhau.

Đặc biệt trong xã hội đó, có một vài con đực đầu đàn, kiểm soát quyền giao phối với các con cái trong bầy (đồng nghĩa với việc các con đực khác sẽ bị hạn chế hoặc cấm giao phối) nhưng chỉ trong một giai đoạn nào đó.

Ngoài ra, còn liên quan đến chu kỳ sinh sản theo mùa của con cái (nghĩa là con cái có thể giao phối bất cứ lúc nào). Do đó, con đực sẽ tìm cách giết chết con non (nhất là con của đối thủ tiền nhiệm trước) để dành quyền giao phối, khiến con cái quay lại thời kỳ động dục sớm hơn.

Bài viết được dịch từ các nguồn: Smithsonianmag, Sabisabi, Certapet.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại