Vụ nhiễm sán lợn ở Bắc Ninh: Mất "chứng cứ" nên chỉ xử phạt được 5-7 triệu?

Đức Hùng |

Công ty Hương Thành không lưu mẫu thức ăn là vi phạm pháp luật, song lỗi này chỉ bị xử phạt 5-7 triệu đồng.

Không lưu mẫu thức ăn, mất chứng cứ điều tra?

Trước thông tin sán lợn có trong bữa ăn bán trú tại trường Thanh Khương, Thuận Thành, Bắc Ninh (được phụ huynh trường này quay, đưa lên mạng xã hội), hàng nghìn phụ huynh tại Thuận Thành, Bắc Ninh đã bỏ ăn, bỏ làm mang con đi xét nghiệm sán lợn, trong đó, phần lớn lặn lội về tận Hà Nội.

Tình trạng này gây tốn kém, lãng phí nhiều tỷ đồng, đồng thời làm mất thời gian, công sức của nhiều gia đình, gây hoang mang, lo lắng cho nhiều gia đình, không chỉ ở Bắc Ninh mà còn tại nhiều địa phương khác về mối lo sán lợn cũng như nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm.

Doanh nghiệp cung cấp thực phẩm nghi có sán lợn cho trường Thanh Khương là Công ty TNHH Đầu tư Tài chính Hương Thành, địa chỉ tại nhà số 57 (thuê nhà của ông P.V.T), đường Lê Chân, phường Đại Phúc, TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.

Ngoài trường Thanh Khương, Hương Thành còn cung cấp thực phẩm cho 18 trường mầm non khác trên địa bàn huyện Thuận Thành.

Trong khi đó, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế Lê Thanh Phong cho biết: mẫu thịt nổi hạch xuất hiện trong bếp ăn của trường Mầm non Thanh Khương hôm 14/2 và 20/2 không còn lưu, không có mẫu xét nghiệm nên không thể khẳng định việc vi phạm an toàn thực phẩm là nguyên nhân khiến nhiều trẻ em dương tính với sán lợn.

Nhận định về trường hợp này, luật sư Trịnh Anh Dũng - Văn phòng Luật sư Trịnh - Đoàn Luật sư TP Hà Nội khẳng định: Việc không lưu mẫu để xét nghiệm đã vi phạm Điểm b, khoản 2, Điều 8 Luật An toàn thực phẩm năm 2010.

Luật này quy định rõ quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh thực phẩm, bao gồm: “Kiểm tra nguồn gốc, xuất xứ thực phẩm, nhãn thực phẩm và các tài liệu liên quan đến an toàn thực phẩm; lưu giữ hồ sơ về thực phẩm; thực hiện quy định về truy xuất nguồn gốc thực phẩm không bảo đảm an toàn theo quy định”.

Vụ nhiễm sán lợn ở Bắc Ninh: Mất chứng cứ nên chỉ xử phạt được 5-7 triệu? - Ảnh 1.

Luật sư Trịnh Anh Dũng – Văn phòng Luật sư Trịnh – Đoàn Luật sư TP Hà Nội

Trách nhiệm thuộc về ai, xử lý như thế nào?

Theo luật sư Trịnh Anh Dũng, căn cứ quy định tại Khoản 1, Điều 35 Nghị định 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm nêu trên, trách nhiệm

Điều 26 Nghị định 115/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ quy định: Xử phạt vi phạm hành chính từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng và có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung, buộc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi không lưu trữ thông tin hoặc lưu trữ không đầy đủ thông tin để truy xuất nguồn gốc thực phẩm.

Ngoài ra, Luật sư Trương Anh Tú, Chủ tịch Công ty TAT Law firm viện dẫn, theo Luật ATTP 2010 và Nghị định 115/2018/NĐ-CP (quy định xử phạt vi phạm hành chính về ATTP) thì cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm vi phạm an toàn vệ sinh có thể bị xử phạt là 100 triệu đồng, còn với tổ chức là 200 triệu đồng.

Cũng liên quan đến hoạt động này, Điều 317 Bộ luật Hình sự năm 2015 (tội Vi phạm qui định về ATTP) quy định: Người nào chế biến, cung cấp, bán thực phẩm mà biết là thực phẩm không bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật, quy định về an toàn thực phẩm… thì bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 200 triệu đồng hoặc phạt tù từ 1 năm đến 5 năm.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại