Vụ "nhà liên tục phát hỏa": Có khả năng do tác động con người

H.Minh |

Cơ quan chuyên môn của Long An đã thu hồi mẫu chất cháy tại nhà ông Nguyễn Văn An, bước đầu xác định có khả năng do con người tác động.

Chiều 30-5, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Long An, ông Lê Quốc Dũng, cho biết vụ đồ đạc trong nhà ông Nguyễn Văn An (SN 1954; ngụ thị trấn Thủ Thừa, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An) liên tục bốc cháy, sở phân công tổ chuyên môn trực tiếp đến nhà này thu thập chứng cứ, tài liệu, mẫu vật cháy, thời điểm phát sinh cháy để làm cơ sở làm rõ nguyên nhân.

 "Bước đầu xác định do yếu tố tự nhiên và có tác động con người. Cụ thể thế nào Công an huyện Thủ Thừa đang xác minh"- ông Dũng nói.

Vụ nhà liên tục phát hỏa: Có khả năng do tác động con người - Ảnh 1.

Quần áo, nón bảo hiểm tự cháy

Vụ nhà liên tục phát hỏa: Có khả năng do tác động con người - Ảnh 2.

Quạt cháy

Theo ghi nhận, liên tục nhiều ngày, đám cháy kéo dài đến ngày 26-5 vẫn chưa chấm dứt. Dù đồ đạc đã dọn đi hết nhưng chỉ cần một cái áo cũ hoặc vật dụng dễ cháy còn sót lại vẫn bị phát hỏa bất cứ lúc nào. Điều đáng nói, vật dụng, quần áo, thau xô, đồ điện phát hỏa giữa ban ngày. Dù vậy, các vật liệu khác như giấy, gỗ đều không bị phát hỏa nên còn nguyên vẹn.

Qua đề nghị của UBND huyện, đoàn công tác của Sở KH-CN tỉnh xác minh, xác định toàn bộ nguồn điện, thiết bị điện đều đã ngắt, không còn sử dụng. Cả nhà hoàn toàn không có chứa hóa chất gây cháy và từ trước đến nay không có buôn bán hóa chất.

Từ những kết quả trên, cơ quan chuyên môn nhận định, bước đầu nguyên nhân không do các yếu tố tự nhiên như khí tự nhiên, phóng xạ, quang năng. Sự cố khí gas và chập điện cũng được loại trừ. 

Nhiều khả năng gây cháy các vật dụng là do việc cố ý sử dụng các hóa chất có tính oxi hóa mạnh, dễ gây cháy khi tiếp xúc với oxy trong không khí. 

"Quan sát thực tế, khu vực ngôi nhà ông An không có hiện tượng khí tự nhiên gây cháy như methane (CH4), etan (C2H6), hoặc khí phốt pho trắng trắng (dạng khí phosphine hoặc diphosphine) thoát ra từ lòng đất. Bên cạnh đó cũng không có hiện tượng bức xạ và hội tụ quang năng đến mức độ tự gây cháy vật liệu nhựa"- ông Dũng nhận xét.

Kết luận này cho thấy rằng hiện tượng cháy liên tục nhiều ngày, ở nhiều điểm trong nhà là có thật nhưng là do có sự tác động nào đó chứ không đơn thuần là nhà "do ma" đốt như lời đồn.

Như Người Lao Động Online ngày 24-5 đưa tin, hơn 1 tuần, nhà ông An liên tục bỗng nhiên bị cháy nhiều vật dụng như tivi, radio, đèn sạc, quần áo, ghế, rổ nhựa, dù khi cháy có nhiều người chứng kiến.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại