Vụ bé trai dập nát 2 bàn tay vì điện thoại phát nổ: Những lưu ý ai cũng cần nắm rõ để tránh tai nạn đáng tiếc

Vũ Tuấn Anh |

Những tai nạn đáng tiếc như trong trường hợp của cháu H (7 tuổi) tại Nghệ An mới đây hoàn toàn có thể tránh được với những lưu ý đơn giản này.

Chiều 22/09, thông tin từ khoa Chấn thương - Chỉnh hình - Bỏng, Bệnh viện Sản nhi Nghệ An cho biết các bác sỹ đang tiến hành phẫu thuật cấp cứu cho bệnh nhi T.X.H 7 tuổi (trú tại xá Châu Lý, Quỳ Châu, Nghệ An). Kết quả cho thấy, bé H đã bị dập nát bàn tay trái hoàn toàn, đồng thời mất ba ngón tay trong khi đó bàn tay phải cũng bị dập nát nhưng ảnh hưởng nhẹ hơn.

Theo chia sẻ của người nhà bé H, trong lúc ở nhà một mình, bé H đã cầm chiếc điện thoại đang cắm sạc để chơi nhưng không may điện thoại phát nổ. Thực tế, những vụ việc điện thoại phát nổ không hiếm gặp và nếu bạn nắm chắc và tuân thủ một số lưu ý như sau đây, chắc chắn sẽ hạn chế được các tình huống xấu có thể phát sinh.

Sử dụng cục sạc, cáp sạc chính hãng

Vụ bé trai dập nát 2 bàn tay vì điện thoại phát nổ: Những lưu ý ai cũng cần nắm rõ để tránh tai nạn đáng tiếc - Ảnh 1.

Trong mọi trường hợp, người dùng luôn được khuyến cáo sử dụng cáp sạc và cục sạc chính hãng, được thiết kế riêng dành cho mẫu smartphone mà bạn đang sử dụng. Hoặc nếu không, ít nhất bạn cũng cần lựa chọn những phụ kiện sạc đế từ các nhà sản xuất bên thứ ba uy tín.

Ví dụ như với trường hợp của những thiết bị đến từ Apple, nếu không muốn mua cáp, sạc của Apple, hãy tìm đến những thương hiệu cáp, sạc có in logo MFi (Made-for-iPhone). 

Đây là những phụ kiện đã được Apple đồng ý cho gắn logo đảm bảo chất lượng và tính tương thích với điện thoại của mình. Bạn cũng nên thường xuyên kiểm tra tình trạng cáp sạc, cục sạc và thay mới khi cần thiết.

Hạn chế sạc điện thoại qua đêm

Vụ bé trai dập nát 2 bàn tay vì điện thoại phát nổ: Những lưu ý ai cũng cần nắm rõ để tránh tai nạn đáng tiếc - Ảnh 2.

Hầu hết việc sạc pin điện thoại qua đêm đều không làm quá ảnh hưởng đến chất lượng viên pin bởi hầu hết pin lithium ion trong smartphone hiện đại đều có cơ chế tự ngắt dòng điện khi đủ lượng điện cần thiết, theo nhiều báo cáo. Dù vậy, có một lưu ý khiến bạn nên bỏ thói quen cắm sạc điện thoại cả đêm đó là nhiệt độ.

Khi cắm sạc trong thời gian dài, nhiệt độ máy hoàn toàn có thể tăng lên, nhất là khi bạn có sử dụng ốp lưng chẳng hạn. 

Đặc biệt nguy hiểm là nhiều người dùng có thói quen để điện thoại dưới gối. Trong một điều kiện thoát nhiệt kém như vậy đồng thời cắm sạc, hiện tượng quá nhiệt chắc chắn sẽ xảy ra, trong khi đó quá nhiệt lại là một nguyên nhân có thể khiến điện thoại phát nổi.

Hạn chế vừa dùng điện thoại vừa sạc

Vụ bé trai dập nát 2 bàn tay vì điện thoại phát nổ: Những lưu ý ai cũng cần nắm rõ để tránh tai nạn đáng tiếc - Ảnh 3.

Trừ trường hợp bất khả kháng, bạn không nên vừa dùng điện thoại vừa cắm sạc bởi nó có thể khiến nhiệt độ máy tăng lên nhanh chóng, đặc biệt là với các tác vụ nặng như chơi game chẳng hạn. Việc không dùng điện thoại khi đang sạc không những đảm bảo an toàn thiết bị mà còn giúp bạn có thể sạc máy nhanh hơn.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại