Việt Nam chưa cần gấp tàu đổ bộ cỡ 10.000 tấn? - Trao giải

Quân sự |

Bên cạnh việc sắm nhiều tàu chiến hiện đại, nhiều quốc gia trong khu vực đã sở hữu nhiều lớp tàu đổ bộ cỡ lớn tiên tiến. Nhưng với tài chính eo hẹp, có lẽ VN phải liệu cơm gắp mắm.

Sau khi cân nhắc câu trả lời của bạn đọc, chúng tôi quyết định trao giải cho bạn Lưu Trùng Khánh với đáp án dưới đây. Xin chúc mừng bạn.

Tàu đổ bộ (thuật ngữ tiếng Anh: Landing craft) là một loại tàu được sử dụng để đổ bộ một lực lượng quân sự (bộ binh và chiến xa), thường là từ biển vào bờ trong một cuộc tấn công đổ bộ.

Loại tàu này đóng vai trò quan trọng trong các cuộc đổ bộ nổi tiếng trong Thế chiến thứ hai ở Normandy, Địa Trung Hải, và các đảo Thái Bình Dương.

Thời điểm bấy giờ là đỉnh cao của các tàu đổ bộ, với một số lượng lớn các mẫu thiết kế khác nhau được sản xuất với số lượng lớn bởi Vương quốc Anh và Hoa Kỳ.


Một tàu đổ bộ của Hải quân Việt Nam.

Một tàu đổ bộ của Hải quân Việt Nam.

Khả năng công nghiệp trong nước
Xét đến ngành đóng tàu quân sự thì chỉ đến vài năm gần đây, Việt Nam mới tự đóng được một số tàu chiến. Đó là các tàu TT-400-TP và tàu tên lửa Molniya.

Hiện nay, Cảnh Sát Biển được trang bị các loại tàu hiện đại như: Tàu K206, tàu DN – 2000, tàu TT-200, tàu kéo cứu nạn 3500 CV, tàu tuần tiễu cao tốc 120 và 400 và sắp tới là DN - 4000.

Khả năng đầu tư mua sắm
Dù trình độ công nghiệp quốc phòng còn hạn chế, Việt Nam vẫn đang sở hữu nhiều vũ khí hiện đại do bỏ tiền ra mua sắm. Vậy có khả năng Việt Nam bỏ tiền ra mua một tàu đổ bộ hay không?

Ngân sách quốc phòng hàng năm của Việt Nam dao động trong khoảng 2% GDP. Theo sách trắng quốc phòng Việt Nam công bố năm 2009, ngân sách quốc phòng trong 4 năm liên tiếp từ 2005 đến 2008 đều dao động ở 2 % GDP.

Trong đó năm 2008 chiếm 1,8 % với con số là 27.024 tỷ đồng (tương đương khoảng 1,5 tỷ USD theo thời giá lúc đó). Hiện tại là khoảng 19,13%, trong giai đoạn dự báo sẽ tăng trưởng ở tốc độ CAGR 14,32%.

Sự tăng trưởng chi tiêu quốc phòng này là phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế “khá ổn định” của Việt Nam.

Theo báo cáo, trong suốt giai đoạn vừa qua, Việt Nam đã phân bổ 31% ngân sách quốc phòng cho đầu tư ngành công nghiệp – quốc phòng và 69% để mua các trang thiết bị vũ khí của nước ngoài.


Hải quân đánh bộ Việt Nam thực hành huấn luyện tác chiến bảo vệ biển đảo.

Hải quân đánh bộ Việt Nam thực hành huấn luyện tác chiến bảo vệ biển đảo.

Tuy nhiên, trong thời kỳ dự báo 2011-2016, tổng ngân sách quốc phòng được đầu tư trong nước sẽ tăng trung bình lên tới con số 35%, tức là Việt Nam sẽ chú trọng nhiều hơn cho ngành quốc phòng trong nước.

Điều này được lý giải là Việt Nam đang cố gắng để hiện đại hóa các lực lượng vũ trang và đã lên kế hoạch cho một số chương trình mua sắm trong giai đoạn tới.

Chi tiêu quốc phòng đã tăng nhẹ trong năm 2009 và 2010, khi Việt Nam đã ký kết một thỏa thuận để mua 6 tàu ngầm lớp Kilo 636 và 20 chiến đấu cơ Su-30MK2 từ Nga.

Thế nhưng, tốc độ này còn khá khiêm tốn, tính theo GDP tăng trưởng thì trong năm 2011 chiếm 2,5% và đến năm 2015 dự đoán tăng lên 2,8% so với tổng thu nhập quốc nội.

Tổng cộng, dự đoán Việt Nam sẽ chi tiêu khoảng 18,6 tỷ USD cho lực lượng vũ trang trong giai đoạn dự báo, trong đó sẽ có khoảng 6,4 tỷ USD được phân bổ cho đầu tư ngành công nghiệp – quốc phòng trong nước.

Để sở hữu những con tàu này cần có 1 quốc gia có chiến lược hải quân mang tính can dự toàn cầu và ngân sách quốc phòng vài chục tỷ USD/năm mới kham nổi. Bởi chỉ tính riêng số tiền mua lại 1 con tàu cũng đã tới khoảng 1 tỷ USD.


Tàu đổ bộ Landing Platform Dock 8000 của Tập đoàn Damen - Hà Lan.

Tàu đổ bộ Landing Platform Dock 8000 của Tập đoàn Damen - Hà Lan.

Việc mua sắm vài chiếc trực thăng tấn công, vận tải, cảnh báo sớm, săn ngầm... trang bị cho chúng cũng phải tốn thêm vài tỷ USD nữa.

Đặc biệt, nước sở hữu tàu đổ bộ còn phải huy động thêm một biên đội tàu khu trục phòng không, tàu hộ vệ săn ngầm, tàu vận tải tổng hợp để hình thành một cụm tàu đổ bộ tấn công tầm xa.

Điều này sẽ làm chi phí phát sinh khi mua sắm tàu đổ bộ lên tới ít nhất là vài tỷ nữa USD.

Từ những phân tích trên cho thấy, khả năng để một nước như Việt Nam mua tàu đổ bộ cỡ 10.000 tấn là không nhiều.


Tàu đổ bộ Landing Platform Dock 7000 của Tập đoàn Damen - Hà Lan.

Tàu đổ bộ Landing Platform Dock 7000 của Tập đoàn Damen - Hà Lan.

Nhưng nếu đủ khả năng tài chính và nhân lực, tôi nghĩ hải quân Việt Nam có thể cân nhắc. Giả dụ nếu sở hữu được tàu đổ bộ, sức mạnh của Hải quân nhân dân Việt Nam sẽ được tăng cường đáng kể.

Khi tác chiến cùng với các bộ phận pháo phòng không và máy bay tiêm kích trên biển, nó sẽ tạo ra sức mạnh đủ để bất cứ đối phương nào cũng phải cân nhắc trước khi chạm tránHải quân Việt Nam đang từng bước tiến thẳng lên hiện đại, được nhà nước chú trọng đầu tư.

Nền công nghiệp quốc phòng của Việt Nam đang từng bước phát triển, đã hợp tác với tập đoàn Damen của Hà Lan, đóng được nhiều tàu tuần tra hiện đại cho lực lượng cảnh sát biển.

Vì vậy có thể kết luận rằng trong tương lai nếu Việt Nam có đủ điều kiện để có thế sở hữu tàu đổ bộ thì tàu. Tàu đổ bộ Landing Platform Dock 7000 của Tập đoàn Damen - Hà Lan thể là một lựa chọn hợp lý.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại