Việt Nam biến xe tăng T-54 thành xe chiến đấu bộ binh hạng nặng

GTS |

Với Việt Nam thì việc loại một số lượng lớn xe tăng T-54/55 là một điều không thể! Vậy tại sao ta không biến chúng thành "xe chiến đấu bộ binh hạng nặng"?

Các cuộc xung đột vũ trang gần đây cho thấy tầm quan trọng trong việc bảo vệ lính bộ binh trước các loại vũ khí hiện đại của đối phương vốn dễ dàng đánh bại lớp giáp của các loại xe bọc thép bánh hơi và bánh xích hiện có trong trang bị của rất nhiều quốc gia.

Để tăng khả năng phòng vệ, các nhà thiết kế vũ khí đã phát triển mẫu xe bọc thép chở quân hạng nặng dựa trên khung gầm xe tăng chủ lực có giáp phòng hộ tương đương với các loại xe tăng chiến đấu chủ lực. Với việc Nam thì việc thải bỏ một số lượng lớn T-54/55 làm một điều không thể.

Vậy tại sao ta không cho chúng tung hoành trên chiến trường ở một tư cách khác  - "xe chiến đấu bộ binh hạng nặng".

Việt Nam biến xe tăng T-54 thành xe chiến đấu bộ binh hạng nặng - Ảnh 1.

Xe tăng T-54/55 của Lục quân Việt Nam.

Quá khứ hoàng kim

Xe tăng T54 được hoàn chỉnh thiết kế năm 1946 và ra đời năm 1947. Còn chiếc T-55 đầu tiên được sản xuất năm 1958. Tổng số lượng xe tăng họ nhà T-54, T-55 được sản xuất tại Liên Xô và 12 nước khác đã lên tới con số kỷ lục 100.000 chiếc.

Mấy thập kỷ liền, xe tăng T-54, T-55 đóng vai trò xe tăng chủ lực trong quân đội nhiều nước và đã tham chiến ở nhiều mặt trận khác nhau từ Châu Âu tới Trung Đông, từ châu Á tới châu Phi.

Ở Việt Nam, T-54 và các phiên bản của nó hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ quốc trên Biên giới phía Bắc và làm nghĩa vụ quốc tế ở Biên giới Tây Nam năm 1979. Và cho đến giờ T-54, T-55 vẫn là thành phần chính trong lực lượng Tăng thiết giáp Việt Nam.

T-54/55 đã hết hết đất diễn?

Tính từ khi ra đời đến nay, đã gần 7 thập kỷ họ nhà T-54, T-55 tung hoành trên nhiều chiến trường khác nhau, nhiều người cho rằng đã đến lúc phải cho chúng về hưu hoặc cho vào lò nấu thép để tái chế. Song thực tế không phải như vậy!

Các quốc gia có tiềm lực kinh tế mạnh đều đã tiến hành thay thế T-54/55 bằng những loại xe mới, hiện đại hơn nhưng nhiều nước nghèo, tiềm lực hạn chế thì lại chọn cho mình phương án nâng cấp để tiếp tục sử dụng

Việt Nam biến xe tăng T-54 thành xe chiến đấu bộ binh hạng nặng - Ảnh 2.

Một chiếc T-55 bị phá hủy ở Trung Đông.

Nắm bắt thời cơ, một số tập đoàn công nghiệp quốc phòng trên thế giới đã đưa ra nhiều gói cái tiến nhằm tăng cường sức mạnh cho những "chú cua đồng" thuộc hàng cóc cụ này. Hiện nay, T-54/55 có rất nhiều phiên bản nâng cấp đến từ nhiều quốc gia khác nhau.

Việc lựa chọn gói nâng cấp là tương đối khó khăn, lý do là chất lượng và giá tiền thường tỉ lệ thuận với nhau. Để giữ được nhiệm vụ chính là xe tăng chiến đấu chủ lực, nâng cao tính bảo vệ thì tối thiểu cũng phải mất cỡ 800.000 - 1.000.000 USD. Cái giá không hề rẻ, nhất là khi nâng cấp số lượng hàng trăm xe.

Tuy nhiên, dù có nâng cấp như thế nào đi chăng nữa thì chúng vẫn không thể theo kịp được sự yêu cầu khắt khe của tác chiến hiện đại. Vì vậy, biến T-54/55 trở thành xe chiến đấu bộ binh hạng nặng – là giải pháp "nhất tiễn hạ song điêu".

Nếu T-54/55 thành xe chiến đấu bộ binh hạng nặng thì Việt Nam sẽ giải quyết được cả 2 vấn đề:

1. Tiết kiệm được kinh phí từ việc mua xe chiến đấu bộ binh BMP đời mới

Việc mua xe chiến đấu BMP mới tốn kém gần như là ngang ngửa với các loại xe tăng chủ lực (BMP-3 có giá khoảng 3,5 triệu USD, Puma 4,5 triệu USD, M2 Bradley 3,2 triệu USD....). Với giá hoán cải chỉ khoảng 500 nghìn USD, chúng ta đã có 1 xe BMP có giáp trụ hơn hẳn các xe chiến đấu bộ binh đương thời mà hỏa lực và khả năng tác chiến không hề thua kém.

Việt Nam biến xe tăng T-54 thành xe chiến đấu bộ binh hạng nặng - Ảnh 3.

Xe chiến đấu bộ binh BTR-T cái tiến từ xe tăng T-54/55.

2. Nấu chảy, tái chế vỏ giáp xe tăng T-54/55

Câu hỏi đặt ra là tại sao không thanh lý và đưa cả xe vào sắt vụn, chế tạo, mua sắm xe tăng mới, đáp ứng yêu cầu công nghệ và chiến tranh hiện đại ngày nay. Có thể, 15-20 năm trước, các quốc gia sẽ làm như vậy, nhưng hiện nay, đó là một sự xa xỉ và lãng phí vô cùng lớn.

Vấn đề ở chỗ, toàn bộ khối lượng của xe tăng là ở giáp thép thân xe, và giáp thép thân xe được chế tạo từ thép tổng hợp, bao gồm rất nhiều những nguyên vật liệu và phụ gia vô cùng quý hiếm. Khi nấu lại vỏ thép xe tăng, chúng ta chỉ thu được, trong trường hợp tốt nhất là thép thông thường.

Còn nếu với công nghệ thấp hơn, chúng ta sẽ thu được gang. Sau đó, nhà sản xuất sẽ phải chế tạo lại thép hợp kim – giáp xe tăng với giá thành chế tạo cao ngất ngưởng hiện nay. Đồng thời, việc chế tạo ra xe tăng hoàn toàn mới, với vỏ giáp thép hoàn toàn mới có vẻ không khả thi, nhất là đối với Việt Nam.

Vì các loại vũ khí trang thiết bị hiện đại trong chiến tranh hiện đại có khả năng xuyên phá bất cứ một loại vỏ giáp nào, và khối lượng xe tăng không thể tăng tới vô hạn, các chuyên gia thiết kế xe tăng chuyển sang hướng thiết kế các tấm chắn, các bộ vỏ giáp nổ chủ động, các thiết bị điện tử, quang laser và hệ thống đánh chặn tương tự Arena.

Việc có một lớp giáp không thể xuyên phá được hiện nay là không tưởng, sức mạnh chiến đấu của xe tăng sẽ là các thiết bị phòng thủ hiện đại như giáp kích nổ chủ động, lá chắn chủ động, giáp thép bổ sung và các thiết bị đánh chặn khác.

Việt Nam biến xe tăng T-54 thành xe chiến đấu bộ binh hạng nặng - Ảnh 4.

Xe chiến đấu bộ binh BTR-T cái tiến từ xe tăng T-54/55.

Không phải là ngoại lệ!

Trước đây, Nga và Ukraine đã từng thực hiện điều này trên 2 dòng xe tăng chủ lực là T-55 (BTR-T) và T-64 (BMPV-64). Tuy cả 2 dự án đều dừng lại vì nhiều lý do khác nhau (lý do chính trị ở Ukraine, sự phát triển dòng xe BMP mới ở Nga) nhưng chúng vẫn đạt được nhiều kết quả khả quan.

Các chuyên gia quân sự thừa nhận phương án chế tạo xe bộ binh cơ giới từ các xe tăng thế hệ cũ như T-54/55, thậm chí là T-34 là giải pháp thông minh.

Bởi nó đáp ứng được yêu cầu của chiến tranh hiện đại, khi các loại vũ khí hỏa lực mạnh, có tầm tấn công xa và các phương tiện bay mang vũ khí săn tăng đang có xu thế làm chủ chiến trường.

Trong khi đó, lực lượng phản ứng nhanh, lực lượng đặc nhiệm đang đóng vai trò quan trọng trong thức hiện các nhiệm vụ chống xung đột khu vực, chống xâm phạm biên giới, đồng thời đảm bảo cho nhiệm vụ chống bạo loạn, lật đổ có sự can thiệp của yếu tố nước ngoài.

Với phương án này, công nghệ chế tạo xe tăng không cần thiết phải chế tạo lại hoàn toàn mới thân xe, do đó kinh phí cho các xe bộ binh cơ giới tác chiến trên đường phố hoặc các khu vực phức tạp sẽ giảm xuống rất nhiều do không có nhu cầu sử dụng công nghệ hiện đại. nhưng các xe có thể được tăng cường khả năng tác chiến bằng các module hỏa lực đa nhiệm tầm gần.

Đồng thời, thân xe nếu được cắt và hàn bằng công nghệ hiện đại, thay đổi hệ thống chuyển động mới hơn, hệ thống điều khiển hỏa lực công nghệ cao đang được bán rẻ và rộng rãi trên thị trường, với các nước có nền công nghiệp quốc phòng còn hạn chế.

Các nhà máy sửa chữa xe cơ giới bánh hơi và bánh xích hoàn toàn có thể làm cho các thế hệ xe tăng cũ hồi sinh, trẻ hóa và tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ trên chiến trường.


Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại