Video tổ hợp Avenger Mỹ trả giá trên chiến trường

Tiến Thành |

UAV cảm tử Lancet của Nga vừa lần đầu tấn công và phá hủy thành công tổ hợp tên lửa phòng không Avenger do Mỹ cung cấp cho Ukraine.

Theo RT, để bảo vệ một số mục tiêu tại thành phố Ugledar, tỉnh Donetsk khỏi các cuộc tấn công của Nga, phòng không Ukraine đã triển khai hệ thống phòng không tầm ngắn Avenger.

Tuy nhiên, trong khi chưa lập được chiến công đáng kể nào chúng đã bị lọt vào tầm ngắm của trinh sát Nga và lập tức UAV Lancet đã được triển khai tấn công.

"Chúng tôi đã biến kẻ đi săn thành con mồi. Sau khi khóa mục tiêu từ xa, chiếc Lancet đã không mắc sai lầm nào khi lao trúng và phá hủy Avenger đang trong trạng thái triển khai chiến đấu", lực lượng Nga tại Ukraine cho biết.

Vụ Avenger bị phá hủy tại Ukraine là lần đầu tiên hệ thống đánh chặn này bị biến thành mục tiêu trên chiến trường trong hơn 30 năm hoạt động tại nhiều cuộc xung đột khác nhau.

Trang Weapons Tracker (trang tin theo dõi tình hình xung đột Nga - Ukraine) dẫn nguồn tin quân sự Ukraine xác nhận, một tổ hợp Avenger do Mỹ cung cấp vừa bị lực Nga phá hủy. Nhưng trước đó, Avenger đã kịp đánh chặn hàng loạt cuộc tấn công từ nhiều loại vũ khí khác nhau của Nga.

"Hệ thống Avenger đang hoạt động rất tích cực và hiệu quả khi phải đối phó với máy bay tầm thấp, trực thăng, UAV, tên lửa hành trình Nga trong cuộc chiến khốc liệt tại nhiều điểm nóng khác nhau tại tỉnh Donetsk", Weapons Tracker cho biết.

"Kể từ khi chính thức hoạt động trong thành phần tác chiến của Quân đội Ukraine hồi giữa tháng 3/2023, Avenger đã đánh chặn thành công nhiều trực thăng, UAV tấn công và cả tên lửa hành trình Nga", nguồn tin cho biết thêm

Weapons Tracker không tiết lộ số lượng cụ thể các mục tiêu của Nga đã bị Avenger đánh chặn. Được biết, AN/TWQ-1 Avenger là một trong những vũ khí nằm trong gói viện trợ quân sự 400 triệu USD Mỹ dành cho Ukraine hồi cuối năm 2022.

Về thiết kế, Avenger được trang bị bệ phóng PMS, có 2 bệ phóng, mỗi bệ có 4 ống phóng được trang bị tên lửa đất đối không tầm ngắn FIM-92 Stinger. Nếu cần thiết, bệ phóng PMS có thể được tháo ra khỏi xe mà vẫn có thể phóng tên lửa dù cách xa phương tiện chiến đấu tới 50m.

Với tính tự động hóa cao, Avenger có thể hỗ trợ các xạ thủ một cách nhanh chóng và hiệu quả trong việc tìm diệt mục tiêu. Để tăng cường hiệu quả chiến đấu cho Avenger, đạn tên lửa Stinger có thể bay với tốc độ tối cực đại Mach 2.2 và được gắn đầu đạn HE-FRAG.

Tầm bắn và độ cao tùy thuộc vào loại tên lửa bởi ngoài trang bị tiêu chuẩn Stinger, tổ hợp này còn có thể phóng tất cả các đạn tên lửa tầm ngắn cùng phân khúc chuẩn NATO.

Với đạn Stinger, tổ hợp Avenger có tầm bắn tối đa từ 4 - 8km và độ cao tối đa từ 3,5 đến 3,8km. Nó có thể phóng tên lửa khi đang đứng yên hoặc đang di chuyển với vận tốc 35km/h.

Ưu điểm của Avenger bao gồm việc sử dụng các nền tảng và vũ khí sẵn có giúp đơn giản hóa các hoạt động và bảo trì. Tổ hợp tự hành khác với tổ hợp cơ động ở chỗ nó được trang bị nhiều tên lửa và súng máy cùng một lúc.

Ngoài ra, nó đã có được nhiều thiết bị điều khiển tiên tiến hơn, bao gồm khả năng chia sẻ dữ liệu về mục tiêu. Tuy nhiên, cũng có tồn tại và hạn chế khách quan.

Đây là sự lỗi thời về công nghệ bởi Avenger được hãng Boeing chế tạo đầu những năm 1980. Vì vậy, chúng khó có thể phát huy hiệu quả khi bị các hệ thống tác chiến điện tử của đối phương áp chế hoặc đánh lạc hướng.

Hạn chế của Avenger có thể là nguyên nhân khiến Kiev không đưa ra được bằng chứng cụ thể về những chiến công tổ hợp phòng không này lập được khi phải đối phó với loạt vũ khí tấn công thế hệ mới của Moscow.

Video tổ hợp Avenger Mỹ trả giá trên chiến trường Ukraine

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại