Loài rắn độc kỳ lạ dùng đuôi giả làm nhện để câu chim
Rắn đuôi nhện là một loài rắn có nọc độc nguy hiểm và ngoại hình kỳ dị. Trên đầu chúng có hai chiếc sừng, bộ da xù xì gai góc và đặc biệt là chiếc đuổi giống hệt một con nhện với đầy đủ 6 cái chân.
Loài rắn độc có sừng đuôi nhện có tên khoa học là Pseudocerastes urarachnoides được phát hiện đầu tiên năm 1968, tuy nhiên phải đến tận năm 2006 các nhà khoa học mới có bản mô tả chính thức về sự tồn tại của nó ở miền tây Iran.
Điểm tạo nên sự khác biệt rất lớn của loài rắn này đối với những đồng loại khác của nó chính là cách thức săn mồi chẳng giống ai. Màu gia giống như đá, chiếc đuôi giống hệt nhện có vai trò câu dẫn con mồi.
Khi săn mồi, những con rắn đuôi nhện sẽ nằm bất động, màu sắc cơ thể khiến nó lần vào những viên đá và "tàng hình" trước con mồi. Nó ngoe nguẩy chiếc đuôi giống giống y hệt cách di chuyển của một con nhện thực thụ.
Khi một kẻ đói ăn nào đó phát hiện ra chiếc đuôi nhện, tưởng đó là mồi ngon mà lao đến thì kẻ đó đã mắc bẫy của rắn. Lúc này, con rắn chỉ việc tung ra một nhát cắn chuẩn xác ở cự ly gần và kết liễu con mồi xấu số.
Độc đáo là thế nhưng để chiêm ngưỡng tận mắt loài rắn đuôi nhện là một điều rất khó khăn bởi loài này chỉ xuất hiện duy nhất ở Iran với số lượng cực kỳ ít.