Củ sâm Ngọc Linh từ 6 năm tuổi trở lên mới đủ tiêu chuẩn bán ra thị trường. Sâm này cũng là món ăn khoái khẩu của chuột, sóc.
Theo đó, số lượng sâm Ngọc Linh bị thiệt hại do sâu bệnh hại 29.143 cây (nhiều nhất là xã Măng Ri với 20.168 cây) và 652 cây bị chết do ảnh hưởng mưa đá.Ngày 1/6, Phòng NN&PTNT huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) đã có báo cáo sơ bộ tình hình thiệt hại sâm Ngọc Linh do sâu bệnh, mưa đã gây ra trên địa bàn.
Hiện phòng NN&PTNT huyện Tu Mơ Rông đang phối hợp với các xã tiếp tục thống kê số lượng cây sâm bị thiệt hại do sâu bệnh hại, mưa đá gây ra.
Theo đơn vị này, một số vườn sâm Ngọc Linh của người dân đang mắc một số bệnh hại. Qua đó, phòng NN&PTNT kiến nghị UBND huyện báo cáo UBND tỉnh để chỉ đạo cho các sở ngành liên quan nghiên cứu, hướng dẫn các biện pháp phòng trừ sâu bệnh gây hại trên cây sâm Ngọc Linh.
Những cây sâm Ngọc Linh bị nhiễm bệnh
“Chính quyền địa phương đã khuyến cáo thực hiện các giải pháp bước đầu cho bà con để giảm thiệt hại như che bạt, tạo rãnh thoát nước, ủ mùn. Đối với những nơi bị nặng thì di dời cây khỏi vùng bệnh”, ông Mạnh nói.
Ông Võ Trung Mạnh, Chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông cho biết, với số lượng sâm Ngọc Linh chết vừa nêu, ước tính thiệt hại hơn 8 tỉ đồng. Ông nhận định, phần lớn sâm Ngọc Linh chết là do bệnh tán thư, thối nhũn do nấm Rhizoctonia solani và nấm Phytophthora sp gây ra và một phần nguyên nhân mưa đá, sương muối.