Vì sao quân đội Nga "đổ tiền" vào lực lượng bộ binh?

Anh Tuấn |

Theo tạp chí National Interest, kế hoạch trang bị khí tài quân sự mới của Nga, kéo dài từ năm 2018 đến 2027, cho thấy Nga đang tập trung ngân sách quốc phòng vào lực lượng bộ binh của mình.

Trong kế hoạch trước, kéo dài từ năm 2011 đến 2020, điện Kremlin đã tập trung vào việc khôi phục Hải quân Nga. Với những gì đã xảy ra tại Ukraine và vì Nga là một đất nước lớn có lãnh thổ trải dài hai lục địa Á – Âu, việc Moscow thay đổi ưu tiên phát triển quân sự của mình là điều dễ hiểu.

Trong bối cảnh đó, theo nhà nghiên cứu Dmitry Gorenburg, xe tăng chiến đấu mới của Nga giờ đây đã sẵn sàng để sản xuất hàng loạt.

"Nguyên nhân một phần là bởi những gì đang xảy ra tại Ukraine khiến Nga tin rằng lực lượng bộ binh sẽ đóng vai trò rất quan trọng trong tương lai, một phần là bởi xe tăng mới của họ đã có thể được sản xuất", ông Gorenburg viết.

"Các xe tăng T-90 và T-14 Armata, xe bọc thép Kurganets-25 và xe chở binh lính Boomerang đều được cho là sẽ được đưa vào sử dụng trong vòng 8 năm tới, dù vậy số lượng chủ chúng có thể sẽ bị giới hạn do vấn đề tài chính", ông cho biết thêm.

Thêm vào đó, Nga sẽ tiếp tục sản xuất pháo và tên lửa để thay thế các hệ thống đã có từ thời Liên Xô cũ, ví dụ như pháo tự hành Msta sẽ được thay thế bằng pháo Koalitsiya. Tuy nhiên mặc dù quá trình hiện đại hóa của lực lượng bộ binh Nga đang diễn ra tốt đẹp, họ vẫn gặp một số vấn đề. Cụ thể, những nỗ lực nhằm áp dụng một mạng lưới nội bộ giữa các loại khí tài quân sự hiện đang bị chậm trễ so với kế hoạch ban đầu.

"Hiện mạng lưới kiểm soát chiến lược dành cho lực lượng bộ binh đang gặp rất nhiều vấn đề. Theo kế hoạch ban đầu sẽ có 40 lữ đoàn áp dụng mạng lưới này, song cho đến bây giờ nó vẫn đang được thử nghiệm kín", ông Gorenburg viết. "Một số báo cáo cho thấy rằng quân đội đang không hài lòng về mạng lưới này và nó sẽ cần phải cải thiện về nhiều mặt. Như vậy, rất có thể mạng lưới này sẽ phải sau năm 2027 mới được áp dụng".

Nhìn chung, quân đội Nga hiện nay đủ mạnh để có thể ngăn ngừa bất kỳ hiểm họa quân sự nào đến từ các nước Liên Xô cũ. Song Nga vẫn phụ thuộc vào vũ khí hạt nhân để đề phòng Trung Quốc và NATO.

"Về khả năng chiến đấu, Nga đã đủ mạnh để bảo vệ mình trong một cuộc chiến và đánh bại bất kỳ quốc gia lân cận nào ngoại trừ Trung Quốc", ông Gorenburg viết. "Việc phát triển các loại vũ khí mới sẽ nhằm giúp Nga bắt kịp với sự phát triển công nghệ quân sự của các đối thủ là NATO và Trung Quốc".

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại