Theo đơn đòi bồi thường của ông Nén, số tiền 18 tỷ đồng được ông tính toán từ “3 nhóm” gồm: Bồi hoàn sức khỏe, tổn thất tinh thần và thất thoát tài sản cùng ngày công lao động.
Luật sư Nguyễn Công Út cho biết, tòa đã đề nghị ông Nén cung cấp hoá đơn, chứng từ tuy nhiên phía ông Nén đã hồi đáp “là sẽ không cung cấp như yêu cầu của tòa”.
Lý do ông Nén đưa ra: Đây là giai đoạn các bên có thể ngồi lại thương thảo việc bồi hoàn, chưa cần thiết để cung cấp như yêu cầu của tòa.
“Nếu ra tòa, tòa yêu cầu thì phía ông Nén sẽ có câu trả lời khác, nhưng để phải ra tòa thì chẳng đặng đừng”- ông Út nói.
“Nếu mà bồi hoàn cho ông Nén ít thì hẳn sẽ thấy chạnh lòng, nhưng bồi hoàn nhiều thì là bao nhiêu? Tôi cho rằng, bây giờ số tiền bồi hoàn có thể bằng cảm tính của từng người, còn 18 tỷ đồng là của phía ông Nén, cơ quan chức năng chưa có câu trả lời, hai bên chưa thương lượng thì khó có câu trả lời thỏa đáng”.
Luật sư
Lê Nguyễn Quỳnh Thy
Trong khi đó, Luật sư Lê Nguyễn Quỳnh Thy thuộc Đoàn Luật sư TP.HCM cho biết, theo quy định của pháp luật, là nạn nhân của hoạt động tiến hành tố tụng gây oan sai, ông Nén sẽ được bồi thường các thiệt hại về vật chất, tinh thần do bị kết án oan gồm thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút, thiệt hại về tinh thần do bị kết án oan, thiệt hại về sức khỏe bị xâm phạm nếu có, thiệt hại do tài sản bị xâm phạm nếu có, chi phí đi lại kêu oan…theo quy định tại các Điều 45, 46, 47, 49 Luật Trách nhiệm bồi thường.
Theo quy định của Luật này, việc bồi thường thời gian oan sai được chia thành các giai đoạn gồm: giai đoạn tạm giữ, tạm giam, khởi tố, truy tố, xét xử và thi hành án. Mức bồi thường được tính theo giá trị thời điểm hiện tại.
18 tỷ đồng: Nhiều hay ít?
Việc xử lý bồi thường nhà nước như thế nào đối với trường hợp của ông Huỳnh Văn Nén, thuộc thẩm quyền của Tòa án tỉnh Bình Thuận.
Theo pháp luật, đơn vị này sẽ chịu trách nhiệm giải quyết việc bồi thường cho ông Nén theo điểm a, c khoản 1 Điều 32 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước. T
rước đó, trả lời về mức bồi thường cho ông Nén, các cơ quan chức năng tại Bình Thuận cho biết con số sẽ do gia đình đề xuất cho các cơ quan có thẩm quyền xem xét. Sau đó, các bên sẽ bàn bạc để đi đến sự thống nhất.
“Tôi cho rằng, ngay bây giờ thì không thể nói số tiền 18 tỷ đồng là ít hay nhiều, thỏa đáng hay chưa, bởi vì đây là chỉ một phía ông Nén đưa ra, và ông Nén đưa ra con số này cũng xuất phát từ sự khuyến khích của chính cơ quan chức năng Bình Thuận”- Luật sư Lê Nguyễn Quỳnh Thy nói.
Đơn yêu cầu bồi thường của ông Nén cho thấy số tiền được ông đưa ra là 18 tỷ đồng.
Nguyên Thẩm phán Nguyễn Văn Toàn cho rằng, có một thực tế, trong một số vụ đòi bồi hoàn, phía bị hại cũng có “kê” cao một khoản tiền nhất định, mục đích kê này không phải vì lòng tham, mà do số tiền ban đầu phía bị hại đưa ra để thương lượng nên việc này có sự thay đổi tăng hoặc giảm so với số tiền đưa ra ban đầu.
Về “3 nhóm” bồi thường mà ông Nén đưa ra, ông Toàn nói rằng cơ quan chức năng sẽ “nhức đầu” tính toán.
Đơn cử như nhóm bồi hoàn tiền công lao động, ông Toàn nói rằng, có thể đây là nhóm dễ tính toán, bởi theo quy định, ông Nén không phải công chức nên sẽ không tính theo lương mà là ngày công lao động phổ thông, cũng không thể lấy bao nhiêu năm nhân ngày công là xong, nó còn dao động theo từng thời điểm nữa…
Trong khi đó, một luật sư khác cho rằng đừng thấy số tiền 18 tỷ đồng là quá nhiều, còn phải qua thương lượng và trên cơ sở quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, người này cũng nói rằng, từ vụ án oan ông Chấn, rất có thể vụ ông Nén cũng được bồi hoàn thấp hơn so với yêu cầu của ông Nén.