Bàn tay con người ngón dài ngón ngắn khác nhau nhưng tất cả những người bình thường đều có 1 điểm chung, chính là có 4 ngón dài 3 đốt, riêng ngón cái chỉ có 2 đốt mà thôi! Vậy tại sao lại có điểm khác biệt như vậy?
Theo thuyết tiến hóa, con người tiến hóa có nguồn gốc từ loài vượn cổ. Khi xưa, vẫn còn cuộc sống leo trèo bằng tứ chi ở trên cây, vượn cổ chủ yếu sử dụng tay và chân như phương thức di chuyển cũng như kiếm ăn chính.
Do đó, để thích ứng với cuộc sống thường xuyên phải đu bám trên cây, ngón cái của chi tay và chi chân được phân tách ra đối diện so với 4 ngón còn lại, đây cũng là 1 trong những điểm khác nhau then chốt giữa loài vượn và loài người (ở người, ngón cái không đối diện mà nằm gần các ngón còn lại hơn).
Dần dần, quá trình tiến hóa đã buộc những con vượn cổ phải xuống dưới mặt đất sinh sống và kiếm ăn, làm quen với hành động đứng, đi lại bằng 2 chân. Ngược lại, đôi tay không còn phải leo trèo, đu bám nữa mà phải tiến hóa sao cho phù hợp với việc cầm nắm và sử dụng các dụng cụ hàng ngày!
Từ đây, ngón cái có thể co, duỗi, hoạt động linh hoạt và có tầm quan trọng hơn nhiều so với trước. Nếu như trước đây với việc leo trèo là chủ yếu, ngón cái có 2 đốt không có mấy tác dụng, thì nay nó có tầm quan trọng bậc nhất trên bàn tay, vừa có thể hoạt động độc lập, vừa có thể phối hợp với các ngón khác để cầm nắm, sử dụng đồ vật linh hoạt.
Nếu ngón cái chỉ có 1 đốt, đương nhiên sẽ gặp quá nhiều bất tiện, không linh hoạt. Còn nếu có đến tận 3 đốt (hoặc hơn) thì lại gây dư thừa, yếu ớt, không tạo được đủ lực cần thiết. Để kiểm chứng, các bạn có thể so sánh lực tạo ra của ngón cái và 1 trong 4 ngón bất kỳ còn lại.
Nói tóm lại sau hàng trăm ngàn năm tiến hóa, cấu trúc của bàn tay và cụ thể là các ngón tay được tối ưu hóa, thuận lợi nhất cho cuộc sống hàng ngày của con người cho việc cầm nắm, sử dụng từ các đồ vật đơn giản đến phức tạp.
Và ngón cái quan trọng đến mức, John Napier, 1 nhà toán học, vật lý học thời xưa từng nói: "Nếu bàn tay mà thiếu ngón cái thì không khác gì 1 cái kẹp lệch".
Tham khảo nhiều nguồn!