Vì sao MiG-29 Ukraine bất lực trong việc bắn hạ UAV cảm tử Shahed-136?

Bạch Dương |

Tại sao việc bắn hạ chiếc UAV cảm tử Shahed-136 bằng tiêm kích MiG-29 lại khó khăn hơn nhiều so với tên lửa hành trình?

Báo chí Ukraine đã nói về mức độ khó khăn trong việc bắn hạ những chiếc UAV cảm tử Shahed-136 mà Nga nhận được từ Iran đối với tiêm kích MiG-29. Một trong những nhân vật được phỏng vấn là một phi công của Lực lượng Không quân có biệt danh "Juice".

Trong câu chuyện của mình, viên phi công trực tiếp thừa nhận rằng bản thân vẫn chưa bắn hạ được một chiếc "mô tô bay" nào bằng máy bay chiến đấu của mình, mặc dù đang nỗ lực thực hiện các phi vụ phản ứng nhanh 24 giờ nhằm đánh chặn vũ khí tấn công đường không của Nga.

Ví dụ, phi công "Juice" nói rằng anh ta phải hoạt động đặc biệt tích cực để đánh chặn những chiếc Shahed-136 vào tháng 10/2022, trong khi cường độ của các chuyến bay không kém gì tháng 3 năm nay.

Đã có một số khoảnh khắc gần với thành công khi đưa được chiếc máy bay không người lái cảm tử vào tầm ngắm của tiêm kích MiG-29 và sẵn sàng nổ súng tiêu diệt.

Nhưng hóa ra tiêm kích MiG-29 đã ở ngay trên khu dân cư, bắn hạ chiếc UAV vào thời điểm đó đồng nghĩa với việc gây ra nhiều thiệt hại hơn. Do vậy Shahed-136 phải được "thả" ra bên ngoài khu vực đô thị và "bàn giao" cho các nhóm cơ động với MANPADS và súng máy phòng không.

Vì sao MiG-29 Ukraine bất lực trong việc bắn hạ UAV cảm tử Shahed-136? - Ảnh 1.

Vũ khí trên tiêm kích MiG-29 của Ukraine không được tối ưu hóa cho việc đánh chặn mục tiêu như UAV cảm tử Shahed-136.

Nghe có vẻ không nghịch lý, nhưng mỗi loại vũ khí trang bị trên MiG-29 đều có những thiếu sót riêng trong một số điều kiện săn lùng "mô tô bay". Ví dụ, pháo 30 mm chỉ phát huy tác dụng nếu việc đánh chặn diễn ra vào ban ngày và Shahed-136 nằm trong tầm ngắm.

Tên lửa R-73 với hệ thống dẫn đường hồng ngoại chỉ có hiệu quả khi thời tiết tốt. Mặc dù tên lửa R-27 có đầu radar dẫn đường, nhưng để sử dụng nó chống lại máy bay không người lái cảm tử, các phi công Ukraine phải "tiếp cận một khoảng cách nguy hiểm".

Trong trường hợp tên lửa hành trình, các sắc thái được mô tả ở trên không quá quan trọng. Cho nên việc săn lùng những tên lửa như Kh-101 bằng tiêm kích MiG-29 dễ dàng hơn đáng kể so với máy bay không người lái cảm tử do Iran sản xuất.

Một khía cạnh thú vị khác đã được tiết lộ bởi phi công có biệt danh "Karaya" - đó là Thiếu tá anh hùng Ukraine Vadym Voroshilov, anh ta nhấn mạnh rằng hầu hết máy bay không người lái cảm tử đều được Nga phóng đi vào ban đêm, gây ra nhiều khó khăn hơn cho công tác đánh chặn.

Nhưng trong điều kiện như vậy, rất khó để nhận định chính xác vị trí của mục tiêu, bởi vì tiêu chí điều hướng "truyền thống" - đèn gần các tòa nhà dân cư đã biến mất do các cuộc tấn công nhằm vào mạng lưới năng lượng của Ukraine. Điều này cũng làm phức tạp công việc của "mô tô bay" vào ban đêm.

Theo Defense Express

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại