Tuyên bố trên được ông David Petraeus đưa ra tại hội nghị Đối thoại Raisina (Raisina Dialogue), được tổ chức tại Ấn Độ do Trung tâm phân tích Observer Research Foundation với sự hỗ trợ của chính phủ nước này tổ chức.
Theo ông Petraeus, việc ông Putin lên nắm quyền lãnh đạo nước Nga đã mang lại cho liên minh NATO một "lý do mới để tồn tại".
Cựu Giám đốc Cục tình báo Trung ương Mỹ CIA cũng cho rằng Washington sẽ thách thức "trật tự địa chính trị mới", bao gồm cả sự giúp đỡ NATO. Bất chấp các chỉ trích về liên minh quân sự này (NATO) của Tổng thống Mỹ Donald Trump, Nhà Trắng vẫn tiếp tục phát triển kế hoạch tăng cường lực lượng quân sự Mỹ ở châu Âu.
Tổng thống Trump đã nhiều lần kêu gọi các thành viên của Liên minh quân sự NATO tăng chi tiêu quốc phòng.
Theo quyết định được đưa ra tại hội nghị thượng đỉnh của liên minh tại Bucharest (năm 2014), tất cả các quốc gia thành viên NATO cần đóng góp chi phí với tỉ lệ lên tới 2% GDP. Tuy nhiên, theo ước tính của NATO, từ năm 2017, trong số 29 thành viên của khối, chỉ có 6 quốc gia đạt mức chi tiêu này.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg
Trong một diễn biến liên quan, trước đó, tờ DPA dẫn tuyên bố của Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) cho Nga “cơ hội cuối cùng” để tái thực thi Hiệp ước loại bỏ tên lửa tầm trung và tầm ngắn (INF) là trước tháng Hai năm nay.
Trả lời phỏng vấn DPA, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg nói: "Nếu Nga không trở lại tuân thủ, thì sẽ gặp vấn đề lớn, Hiệp ước INF sẽ sụp đổ. Chúng tôi cho Nga cơ hội cuối cùng để bắt đầu tái thực hiện Hiệp ước. Nếu Nga không làm điều này, thì Hoa Kỳ tuyên bố họ sẽ rút lui hỏi Hiệp ước".
Tổng thư ký NATO nhấn mạnh, nếu xảy ra việc chấm dứt Hiệp ước INF, đương nhiên, chúng tôi sẽ phải đáp trả. NATO đã bắt đầu thảo luận xem, chính xác thì chúng tôi phải làm những gì. Chúng tôi sẽ đáp trả một cách tương xứng, nhưng vẫn còn quá sớm để nói nó là như thế nào. Đây là vấn đề hết sức nghiêm trọng".