Thế thượng phong và chiến lược tài tình của Nga
Nhìn vào tình hình hiện tại ở Syria có thể khẳng định Mỹ đã thất bại trong việc đạt được mục tiêu chủ chốt mà nước này đặt ra trước đây khi can dự vào cuộc nội chiến ở quốc gia Trung Đông này: rời bỏ quyền lực của Tổng thống Assad.
Đối mặt với sự tổn thất cả về quân sự lẫn chính trị ở Syria, hiện tại điều mà Mỹ hướng đến có lẽ chỉ là vấn đề nhân đạo ở nơi đây. Để đạt mục tiêu này, Washington hẳn nhiên phải hợp tác với Moscow, nhân tố duy nhất có ảnh hưởng mạnh với chính quyền ông Assad và khiến chính quyền này sẵn sàng lắng nghe.
Và như vậy, Mỹ hẳn nhiên phải thừa nhận vai trò ngày càng mạnh trên chính trường quốc tế của Nga cũng như việc Moscow là một đối tác ngang hàng trong đàm phán ở những trường hợp cụ thể.
Nga hiện đã vững chãi ở tư thế của một quốc gia mà các nhà lãnh đạo trong khu vực thực sự muốn được hợp tác cùng. Và ý kiến cho rằng ông Putin đang "nhún nhường" trong vấn đề Syria có thể không còn phù hợp.
Khi Nga bắt đầu tham dự cuộc nội chiến Syria năm 2014, thông qua những đoàn quân, Nga gửi đi thông điệp tới thế giới và phương Tây rằng Moscow không cam chịu đứng bên lề chiến sự ở Trung Đông.
Và gần 5 năm sau đó, ông Putin đã chứng minh rằng Nga có thể làm được nhiều hơn là một nhà buôn vũ khí đơn thuần trong thế kỷ mới.
Bình luận về Syria, giới chuyên gia nhận định rằng Nga đã thành công trong việc hợp tác cùng Syria bởi Điện Kremlin không quan tâm đến việc thay đổi chính quyền ở quốc gia này.
Bằng việc hợp tác với chính quyền đương nhiệm, Nga đã không phải gánh lấy nhiệm vụ khó khăn khi lật đổ các nhà lãnh đạo cũng như các cơ quan chức năng hiện hành.
Nga đạt được nhiều ích lợi cả về mặt chiến lược lẫn tài chính từ việc bán vũ khí cho Syria. Bằng việc cung ứng vũ khí tân tiến, Moscow góp phần giúp đồng minh vững mạnh. Nhưng quan trọng hơn đây còn là một cuộc chiến vì chính nước Nga.
Với ông Putin, các cuộc chiến tranh do Mỹ dẫn dắt tạo nên sự mất ổn định ở Trung Đông và điều này mang đến nhiều nguy cơ cho biên giới nước Nga.
Hơn nữa, bài học sâu sắc từ mối quan hệ hậu chiến tranh Lạnh với Mỹ của Nga cho thấy mối đe doạ với chủ quyền của Moscow là thực tế.
Sự mở rộng của khối hiệp ước Bắc Đại Tây Dương NATO cuối những năm 90 cũng như sự diện hiện của quân đội phương Tây ở Đông Âu vốn vẫn là những thách thức trực tiếp với Nga. Gần đây, Tổng thống Ba Lan ngỏ ý đồng tình để Mỹ xây căn cứ quân sự tại nước mình.
Sức mạnh mang tên Putin
Chắc chắn ông Putin sẽ không hề "nhún nhường" về vấn đề Syria trong những tháng tới. Vậy đâu là lý do? Kể từ những năm 90, Nga đã vượt qua hết khó khăn này đến thách thức khác nhờ vào những ván bài may mắn và hiệu nghiệm.
Moscow hiện đã vươn lên một vị trí mà có thể đe doạ đến vai trò ở Trung Đông của Mỹ và ngày càng có ảnh hưởng sâu rộng trên chính trường quốc tế.
Mới đây, cùng nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ ông Putin đã ký thoả thuận lập vùng phi quân sự quanh tỉnh Idlib, nơi cuối còn do phiến quân kiểm soát ở Syria và đây cũng là mục tiêu giải phóng tiếp theo ông Assad hướng đến.
Mỹ không can dự vào các cuộc đàm phán này, cuộc đàm phán hiện thời được cho là góp phần tránh được trận huyết chiến thảm khốc.
Nga làm tất cả những điều này không phải vì mong muốn trở thành một lực lượng bảo vệ hoà bình cho thế giới hay khu vực. Đơn giản những hoạt động này mang lại nhiều ích lợi cho Nga ở Đông Âu trong bối cảnh vai trò của cảnh sát thế giới vẫn còn bị bỏ trống.
Bằng việc tiếp tục hậu thuẫn cho các đồng minh và thể hiện là một đối tác tin cậy, Nga đã vươn lên đánh bật vai trò của Mỹ ở Trung Đông.
Hiện Nga vẫn là đồng minh lớn với Syria. Nga sẽ vẫn nắm giữ vai trò điều hành trong việc hoà giải và kết nối giữa ông Assad với thế giới. Đã đến thời của những đàm phán chiến lược với Nga về tương tai của Syria.