Tổng cục Tình báo của Bộ Quốc phòng Ukraine hứa thưởng 2 triệu USD cho bất kỳ ai có thể đoạt lấy và lái tiêm kích MiG-31K với tổ hợp tên lửa siêu thanh Kinzhal sang nước này, tương tự vụ việc vừa xảy ra với trực thăng Mi-8.
Rõ ràng Ukraine và các cơ quan tình báo phương Tây muốn lặp lại sự kiện xảy ra vào ngày 6 tháng 9 năm 1976, khi phi công Viktor Belenko bỏ trốn sang Nhật Bản với tiêm kích MiG-25P hiện đại nhất của Liên Xô.
Nhưng tại sao Ukraine cũng như NATO lại quan tâm đến chiếc máy bay cũ đã ngừng sản xuất hơn ba thập kỷ trước như MiG-31K?
Nguyên nhân rõ ràng không phải là bởi tính năng chiến đấu trên không của chiếc MiG-31K nói trên, mà bởi vì nó là nền tảng mang tên lửa siêu thanh Kh-47M2 Kinzhal (Dao găm).
Kinzhal là vũ khí siêu thanh được sản xuất hàng loạt đầu tiên trên thế giới, thực tế đã được sử dụng nhiều lần trong cuộc chiến Ukraine và tỏ ra khá thành công.
Hiện tại Mỹ đang nghiên cứu tên lửa siêu thanh phóng từ trên không tương tự Kinzhal đó là AGM-183A ARRW (Vũ khí phản ứng nhanh phóng từ trên không) nhưng chưa thành công.
Nếu có trong tay một nguyên mẫu tên lửa Kinzhal, Mỹ sẽ dễ dàng hơn trong việc hoàn thiện vũ khí của mình. Điều đáng nói là với tên lửa siêu thanh, khó nhất không phải ở chỗ đẩy tốc độ lên bao nhiêu mà chính là duy trì liên lạc trong hành
Không chỉ có vậy, nhờ nghiên cứu tính năng kỹ chiến thuật của tên lửa Kinzhal, Ukraine cùng với các đồng minh NATO sẽ có nhiều cơ hội hơn trong việc bắn hạ nó.
Đó là lý do tại sao các tuyên bố của Ukraine cần được các cơ quan phản gián quân sự Nga xem xét một cách nghiêm túc nhất có thể.
Nếu để lọt cặp đôi tiêm kích MiG-31K cùng tên lửa siêu thanh Kh-47M2 Kinzhal vào tay đối phương, thiệt hại với Nga dự báo còn lớn hơn vụ việc từng xảy ra với chiếc MiG-25P của Liên Xô trong quá khứ.