Công nghiệp 'vũ khí copy' của Trung Quốc chao đảo vì một cái tên nóng: Vì sao họ lo ngại?

Nam Anh |

Trung Quốc đã sao chép nhiều vũ khí từ Nga nhưng không phải lúc nào cũng suôn sẻ. Giờ đây, muốn duy trì ngành công nghiệp vũ khí này, họ đang phải đối mặt với thách thức rất lớn.

Hình ảnh từ một triển lãm hàng không của Trung Quốc.

Hình ảnh từ một triển lãm hàng không của Trung Quốc.

Trung Quốc đã mua lại nhiều doanh nghiệp vũ khí quốc phòng của Ukraine trong những năm gần đây.

Do đó, giới chuyên gia nhận định tình hình bất ổn hiện nay có thể gây tổn hại việc sản xuất vũ khí sao chép của Trung Quốc vì ngành công nghiệp này phụ thuộc đáng kể vào một số công ty quốc phòng lớn của Ukraine.

Trung tâm sản xuất quốc phòng của Liên Xô

Công nghiệp vũ khí copy của Trung Quốc chao đảo vì một cái tên nóng: Vì sao họ lo ngại? - Ảnh 1.

Máy bay chiến đấu An-124 do Cục Antonov thiết kế.

Có thể nói rằng sau khi độc lập, ngành công nghiệp quốc phòng Ukraine tụt dốc không phanh. Từ một cường quốc công nghiệp quốc phòng, Ukraine từng bước phải phụ thuộc vào viện trợ của phương Tây. 

Nước này chỉ còn lại khoảng 30% công nghiệp quốc phòng Liên Xô trên lãnh thổ, bao gồm khoảng 750 nhà máy và 140 tổ chức khoa học và kỹ thuật với hơn 1 triệu nhân lực.

Cục thiết kế Antonov của Ukraine là một thành phần quan trọng trong lĩnh vực hàng không vũ trụ của Liên Xô và đã thiết kế máy bay vận tải hạng nặng 4 động cơ AN-124 của Nga, cùng chiếc AN-225 Mriya 6 động cơ - hiện vẫn là máy bay lớn nhất từng được chế tạo.

Công ty sản xuất động cơ máy bay Motor Sich, cùng đặt với văn phòng thiết kế Ivchenko/Progress ở Zaparozhye, Ukraine là một trong những nhà máy lớn nhất sản xuất động cơ máy bay này trong thời kỳ Liên Xô.

Đây cũng là nhà sản xuất duy nhất một số động cơ, trong đó có những động cơ được trang bị cho các giàn máy bay trực thăng hàng đầu của các lực lượng vũ trang Liên Xô.

Thời thế thay đổi

Là một phần của Liên Xô, Ukraine đã có sẵn những khách hàng lớn và thị trường xuất khẩu rộng lớn thừa kế từ thời Liên Xô.

Nhưng sau khi giành được độc lập, họ không có thị trường xuất khẩu phù hợp, phần lớn thị trường vẫn thuộc về Nga dù tới năm 2014 (năm Nga sáp nhập bán đảo Crimea), Ukraine vẫn là nước xuất khẩu vũ khí lớn thứ 8 trên thế giới. Có hai lý do cho điều này.

Một là do Ukraine bằng cách nào đó đã đảm bảo được vị thế của mình ở một số quốc gia châu Á và châu Phi, chủ yếu thông qua các thị trường vũ khí xám và thị trường chợ đen ở các lĩnh vực hàng không, đóng tàu và công nghệ tên lửa. 

Ukraine đã chế tạo một số tên lửa phòng không, vệ tinh không gian và máy bay Antonov từ thời Liên Xô. Và họ bán những vũ khí này với giá rẻ hơn so với Nga.

Hai là, (đây cũng là điều này quan trọng hơn cả), mối quan hệ giữa Ukraine với Nga khi ấy vẫn "đủ tốt". Nhiều hệ thống của Nga như máy bay và trực thăng cần các bộ phận như động cơ và cánh là do Ukraine cung cấp. 

Những hệ thống vũ khí không thể thiếu trong các lực lượng hạt nhân chiến lược của Nga cũng được gửi cho dịch vụ chính quy của Ukraine. Trên thực tế, Nga là nước mua các sản phẩm liên quan tới quốc phòng của Ukraine lớn thứ ba từ năm 2009-2013, chỉ sau Trung Quốc và Pakistan.

Ukraine cũng là nơi có mạng lưới các nhà máy sửa chữa và đại tu lớn có thể phục vụ bất kỳ nền tảng vũ khí chính hoặc hệ thống phụ nào. 

Các nhà máy đại tu dành cho máy bay đặc biệt tích cực trong việc hỗ trợ các thiết kế thời Liên Xô vẫn còn được Nga sử dụng, trước tiên là các đồng minh của Hiệp ước Warsaw và các nước mua hệ thống của Nga, bao gồm cả Ấn Độ sử dụng.

Và trong nhiều trường hợp, máy bay do Nga thiết kế được các công ty Ukraine bảo trì thay vì các nhà sản xuất thiết bị gốc của Nga.

Vì sao Trung Quốc lo ngại?

Mọi thứ trở nên tồi tệ hơn sau năm 2014, đặc biệt là sau khi mối quan hệ giữa Nga và Ukraine xấu đi khi bán đảo Crimea sáp nhập vào Nga.

Và đây là thời điểm Trung Quốc bắt đầu can dự - điều đã được nhà phân tích người Ukraine Reuben F. Johnson, Nghiên cứu viên tại Casimir Pulaski Foundation, nhận định rõ ràng.

Công nghiệp vũ khí copy của Trung Quốc chao đảo vì một cái tên nóng: Vì sao họ lo ngại? - Ảnh 2.

Tiêm kích J-11 của Trung Quốc được cho sao chép từ Su-27 của Nga.

Ai cũng biết rằng nếu ngành công nghiệp vũ khí của Nga tồn tại được sau khi Liên Xô tan rã thì chủ yếu nhờ vào thị trường Trung Quốc và Ấn Độ.

Và trong trường hợp này, như đã chỉ ra ở trên, Ukraine đã trở thành nhà cung cấp chính các hệ thống phụ và vũ khí của Nga. Tuy nhiên, có rất nhiều hệ thống và hệ thống phụ của Nga bị Trung Quốc copy và nhân bản.

Theo nhiều nguồn tin, Tập đoàn máy bay Thẩm Dương ở tỉnh Liêu Ninh, phía bắc Trung Quốc đã sao chép trái phép tiêm kích Su-27SK của Nga và được Trung Quốc định danh là J-11B. Nhưng việc tái thiết kế các radar và những bộ phận khác được cho là gặp quá nhiều thách thức. Do đó, các radar được dùng cho những máy bay bị sao chép trái phép này sau đó được sản xuất tại Ukraine.

Tương tự như vậy, theo nhà phân tích người Ukraine Reuben F.Johnson tại Quỹ Casimir Pulaski, hầu hết các loại vũ khí không đối không được sử dụng với các mẫu J-11B được chế tạo từ máy móc sản xuất mà Ukraine bán cho nhà máy miền Đông Tây An của Trung Quốc.

Đáng báo động hơn nữa là mức độ mà Bắc Kinh cố gắng mua lại các công ty quốc phòng lớn của Ukraine và sau đó chuyển giao vũ khí cùng nhân lực cho Trung Quốc", chuyên gia này nói.

Mục tiêu là giải quyết những vấn đề mà Trung Quốc vẫn còn phụ thuộc vào các mặt hàng nhập khẩu từ Nga, cụ thể là công nghệ động cơ hàng không và họ đang tận dụng thực tế là phần còn lại của thế giới đã bỏ qua các khả năng của ngành công nghiệp Ukraine trong nhiều năm qua. 

Cả Mỹ và Ukraine đều đã cố ngăn chặn việc bán công ty động cơ hàng không hàng đầu Motor Sich của Ukraine cho Trung Quốc với lý do là điều này sẽ thúc đẩy khả năng quân sự đang mở rộng nhanh chóng của Bắc Kinh.

Ông Johnson trích lời một quan chức NATO cho hay: "Thật rủi ro nếu Mỹ, NATO và các quốc gia khác không tìm cách can dự vào ngành công nghiệp của Ukraine. Các lực lượng vũ trang của Ukraine không thể cung cấp đủ công việc để hỗ trợ cơ sở công nghiệp của mình"

Theo vị chuyên gia, nếu không có nhiều quốc gia đi theo con đường của Thổ Nhĩ Kỳ trong việc hợp tác với Ukraine thì những chuyên môn công nghệ còn đó cuối cùng cũng nằm trong tay Trung Quốc.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại