Ukraine được Mỹ viện trợ quân sự 21,9 USD - Ảnh: BEAM STARTS
Theo tạp chí Forbes, trên thực tế Mỹ ít tốn kém khi hỗ trợ quân sự cho Ukraine hơn những gì quốc hội nước này đang trả khoảng 26 tỉ USD cho 2 tàu sân bay USS Gerald R. Ford (CVN 78) và USS John F. Kennedy (CVN 79). So với những tàu sân bay này, 21,9 tỉ USD cho Ukraine dường như là khoản đầu tư hiệu quả hơn nhiều.
Thiết bị hạng 2 lại được sử dụng hiệu quả
Nhiều thiết bị cũ hoặc lỗi thời của Nga, bao gồm 45 xe tăng chiến đấu chủ lực T-72B do Nga chế tạo và 20 máy bay trực thăng Mi-17. Phần lớn thiết bị này được gửi đến Ukraine đều ở bãi phế liệu hoặc dành cho các đồng minh khác.
Việc Mỹ cung cấp cho Ukraine khoảng 200 xe bọc thép chở quân M113, nghe có vẻ to tát. Nhưng các chuyên gia quân sự biết rằng Mỹ đã ngừng chế tạo những xe này khoảng 25 năm trước.
Từ năm 1999-2014, trong các cuộc xung đột chống nổi dậy của Mỹ, quân đội đã mua sắm nhiều xe an ninh bọc thép M1117. Mỹ cũng đã loại bỏ kho phương tiện này, vì vậy 250 chiếc được gửi đến Ukraine sẽ không bị bỏ phí.
Mỹ cũng cung cấp khoảng 1.200 "xe bánh lốp đa năng cơ động cao", được biết đến nhiều hơn với cái tên Humvees. Hiện nay, Mỹ đang bận rộn thay thế chiếc xe jeep quân sự cũ này bằng một phiên bản mới hơn, được gọi là xe chiến thuật hạng nhẹ.
Trong lĩnh vực phòng không, mọi trọng tâm đều đổ dồn vào tổ hợp phòng không Patriot chưa được chuyển giao và 8 hệ thống tên lửa đất đối không tiên tiến quốc gia (NSAMS). Bởi phải mất một thời gian nữa mới có thể triển khai hệ thống phòng không Patriot hiện đại ở Ukraine. Trong một vài năm tới, 8 khẩu đội hệ thống tên lửa đất đối không tiên tiến quốc gia (NSAAMS) cũng mới có thể xuất hiện.
Thiết bị tốt là đồ "thử nghiệm"!
Điều đó không có nghĩa là Mỹ không cung cấp "những thiết bị tốt". Trong khi các thiết bị mới thu hút rất nhiều sự quan tâm, nhưng một thực tế là ở tiền tuyến các hệ thống hiện đại này có rất ít.
Một số thiết bị công nghệ cao dạng "thử nghiệm" cũng đã được chuyển đến Ukraine.
Mỹ đã vận chuyển 700 máy bay không người lái Switchblade, 1.800 hệ thống máy bay không người lái Phoenix Ghost, tàu không người lái phòng thủ bờ biển và các thiết bị quân sự thú vị khác đến vùng chiến sự.
Mặc dù những "thử nghiệm" công nghệ cao mới này tốn tiền, nhưng việc hiểu được cách thức hoạt động của những nền tảng này trên chiến trường hiện đại là vô giá đối với Mỹ.
Tỉ lệ triển khai của các hệ thống phòng không và chống tăng di động tương đối hiện đại hoặc loại nhỏ khác - bao gồm 1.600 tên lửa phòng không Stinger, 8.500 tên lửa chống tăng Javelin, 46.000 tên lửa chống tăng khác, cũng như 1.500 tên lửa chống tăng TOW và 13.000 súng phóng lựu - có khả năng vượt quá khả năng sản xuất vũ khí của Mỹ.
Nhưng một lần nữa, sự hào phóng đó chỉ tạo ra một vết lõm nhỏ trong nguồn cung cấp của Mỹ. Trong những năm qua, Mỹ đã sản xuất hàng chục nghìn Stinger và gần 50.000 Javelin.
Mặc dù số lượng và danh sách thiết bị rất ấn tượng, nhưng Mỹ đã không đưa ra nhiều thứ có thể ảnh hưởng đến an ninh của Mỹ theo bất kỳ cách nào.