Tuyên bố nguyên tắc "không can thiệp" nhưng ứng xử của Trung Quốc cho thấy điều ngược lại

Minh Khôi |

Khi chính quyền Bắc Kinh trở nên quyết đoán hơn trên khắp thế giới, ngày càng rõ ràng về nguyên tắc "không can thiệp" theo cách của Trung Quốc.

Nguyên tắc "5 không" của Trung Quốc

Khi ông Tập Cận Bình đón tiếp các nhà lãnh đạo châu Phi tại Bắc Kinh vào năm ngoái, bài phát biểu của ông có một công thức rất Trung Quốc: nguyên tắc "5 không". Trong thực tế, nguyên tắc "5 không" này có thể được tóm tắt như là một cam kết duy nhất: không như những người phương Tây hống hách, Trung Quốc sẽ không bao giờ can thiệp vào việc nội bộ của các nước châu Phi.

Nguyên tắc không can thiệp này là trung tâm của chính sách đối ngoại của Trung Quốc kể từ những năm 1950. Nhưng khi chính quyền Bắc Kinh trở nên quyết đoán hơn trên khắp thế giới, ngày càng rõ ràng về nguyên tắc "không can thiệp" theo cách của Trung Quốc.

Một sự cố tuần trước đã nhấn mạnh rằng, trong thực tế, Trung Quốc cảm thấy hoàn toàn có quyền can thiệp khi người nước ngoài bày tỏ quan điểm làm phật ý Bắc Kinh.

Một tweet ủng hộ Hong Kong từ quản lý của đội bóng rổ Houston Rockets, Mỹ đã dẫn đến mâu thuẫn giữa Trung Quốc và Hiệp hội bóng rổ quốc gia Mỹ (NBA), dẫn đến việc các trận đấu thuộc NBA bị rút khỏi truyền hình nhà nước Trung Quốc.

Đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc phản ứng theo cách này. Các nước và công ty nước ngoài hiện phải đối phó với những nỗ lực của Trung Quốc để giám sát các phát biểu của họ về một loạt các chủ đề nhạy cảm ngày càng mở rộng, bao gồm Tây Tạng, Đài Loan, Tân Cương, Hong Kong, lịch sử Trung Quốc cận đại và yêu sách lãnh thổ của Bắc Kinh ở Biển Đông và Hoa Đông.

Khi Trung Quốc trở nên mạnh mẽ hơn và hung hăng hơn, các va chạm này sẽ tăng lên. Vì vậy, các chính phủ phương Tây sẽ phải suy nghĩ một cách có hệ thống hơn nhiều về cách đối phó. Nếu không, họ sẽ thấy rằng các quyền tự do sẽ bị xói mòn nhanh chóng.

Sẽ là sai lầm khi buộc tội ông Tập về sự ngụy biện khi ông lập luận cho việc không can thiệp. Bắc Kinh lập luận rằng những người nước ngoài bày tỏ quan điểm về một chủ đề nhạy cảm, chẳng hạn như Hong Kong, là đang can thiệp vào các vấn đề nội bộ của Trung Quốc. Và đây là điểm khiến nước này phải vượt qua nguyên tắc để can thiệp vào các phát ngôn đó.

Áp lực của Trung Quốc

Những nỗ lực của Trung Quốc để kiểm soát và kiểm duyệt các phát biểu trong nước đang dần được quốc tế hóa, vươn đến các tập đoàn nước ngoài, truyền thông quốc tế, các trường đại học, và các tuyên bố và chính sách của chính phủ nước ngoài.

20 năm trước, khá dễ dàng để loại bỏ các chiến thuật gây áp lực của Trung Quốc. Nhưng quy mô lớn của thị trường Trung Quốc có nghĩa là các công ty phương Tây hiện đang ngày càng thận trọng trong các phát ngôn có thể làm phật ý Bắc Kinh. NBA nhanh chóng tìm cách làm dịu tranh chấp và Tweet trước đó đã bị xóa. Cùng tuần đó, Apple đã rút một ứng dụng giúp người biểu tình Hong Kong trốn tránh cảnh sát. Trung Quốc là thị trường lớn thứ 3 của Apple.

Đây chỉ là những ví dụ gần nhất. Các công ty khác đã chịu áp lực từ Bắc Kinh bao gồm các khách sạn Marriott và United Airlines, cả 2 khách sạn này đều bị cáo buộc ủng hộ ý tưởng Đài Loan độc lập.

Các công ty đa quốc gia có thể lập luận rằng họ cần đứng ngoài chính trị. Nhưng đó là một lập trường khó hơn nhiều đối với các tổ chức truyền thông và các trường đại học, nơi bày tỏ và tranh luận tự do là nền tảng.

Nhiều trường đại học phương Tây đã mở các cơ sở hoặc liên danh ở Trung Quốc. Ngoài ra, sinh viên Trung Quốc được xem như một nguồn thu nhập, khiến ngay cả giới học thuật ở Mỹ, Úc và Châu Âu cũng chịu áp lực.

Một giảng viên chính trị tại một trường đại học Anh cho biết, trường đại học vừa hỏi liệu anh có thể gỡ bỏ tấm ảnh "Tank man" trên tường trong văn phòng của anh vì nó có thể gây khó chịu cho sinh viên Trung Quốc. Mặc dù giảng viên này từ chối nhưng thực tế rằng yêu cầu đã được đưa ra.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại