"Điều này cho thấy sự thay đổi trong cách tiếp cận của Ukraine trong lĩnh vực hợp tác kỹ thuật quân sự với CHND Trung Hoa" - chuyên gia quân sự Nga Vasily Kashin nhận định trong một bài bình luận dành cho hãng Sputnik.
Sau khi Liên Xô sụp đổ, Ukraine là nguồn cung cấp công nghệ quân sự quan trọng thứ hai cho Trung Quốc, sau Nga, kể các công nghệ nhạy cảm như công nghệ vũ trụ, động cơ máy bay, vũ khí tên lửa, radar và máy động lực cho tàu biển.
Ukraine đã giúp Trung Quốc vượt qua các hạn chế của Nga về xuất khẩu công nghệ quân sự, hoặc chuyển giao công nghệ cho Trung Quốc ở mức giá thấp hơn nhiều. Điều đáng ngạc nhiên là mặc dù Mỹ có ảnh hưởng tới chính trị Ukraine từ những năm 1990, Washington lại không làm gì để ngăn chặn sự hợp tác này.
Tuy nhiên, theo tin tức trên báo chí Mỹ và các ấn bản chuyên ngành, gần đây chủ đề về hợp tác kỹ thuật quân sự - kỹ thuật của Ukraine với các nước Châu Á đã bắt đầu thu hút sự chú ý ngày càng tăng của Washington.
Nhà máy "Motor-Sich" có lịch sử hợp tác lâu dài với Trung Quốc trong các lĩnh vực phát triển, sửa chữa, cung cấp động cơ cho máy bay vận tải và huấn luyện chiến đấu, phi cơ không người lái, tên lửa hành trình.
Việc đánh mất thị trường Nga trong cuộc khủng hoảng buộc công ty Ukraine phải tăng cường mối quan hệ hợp tác với Trung Quốc.
Cho đến gần đây, các hợp đồng của "Motor-Sich" với Trung Quốc thường nhận được sự ưu đãi từ các cơ quan chức năng Ukraine. Vì vậy, vào tháng 5/2017, Phó Thủ tướng Ukraine Stepan Kubiv đã nói về kế hoạch xây dựng nhà máy sản xuất động cơ máy bay theo công nghệ Ukraine tại Trùng Khánh (Trung Quốc) như một thành tựu lớn.
Bên trong nhà máy động cơ "Motor-Sich". Ảnh: Sputnik
Có lẽ sự hợp tác trên cũng thu hút sự chú ý của Mỹ. Nếu các dự án thành lập liên doanh và chuyển giao công nghệ hiện có bị đình chỉ do áp lực từ các quan chức an ninh Ukraine, Trung Quốc sẽ phải quay trở lại phương cách cũ trong việc thu hút công nghệ Ukraine: mua giấy phép sản xuất riêng lẻ và tài liệu hướng dẫn, cũng như mời riêng chuyên gia.
Điều này có thể làm chậm đáng kể tiến độ các chương trình của Trung Quốc. Bên cạnh đó, cơ quan an ninh Ukraine có thể sẽ gia tăng áp lực lên các dự án hợp tác giữa Trung Quốc và các doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng khác của nước này, chủ yếu là với tập đoàn sản xuất tên lửa "Yuzmash".
Rủi ro liên quan đến việc hợp tác với quốc gia không theo đuổi một chính sách đối ngoại độc lập và thân Mỹ trở nên rõ ràng hơn đối với Trung Quốc. Ở mặt này, bài học về hợp tác kỹ thuật quân sự Trung Quốc - Israel là ví dụ. Vào đầu những năm 2000, dưới áp lực của Mỹ, Israel đã "chia tay" với Trung Quốc sau nhiều năm gắn bó.
Cuộc xung đột nghiêm trọng giữa Israel và Mỹ đã phát sinh, đặc biệt liên quan đến thỏa thuận cung cấp cho Trung Quốc máy bay cảnh báo tầm xa.
Theo các điều khoản của thỏa thuận, Israel sẽ trang bị cho 3 máy bay Trung Quốc các radar Phalcon. Tuy nhiên, do sức ép của Mỹ, tháng 7/2000, Israel đã buộc phải từ bỏ hợp đồng trị giá 1 tỷ USD với Trung Quốc.
Israel Aerospace Industries - công ty chính thực hiện dự án - đã thua lỗ nặng do trả tiền phạt vi phạm hợp đồng, cũng như không có lợi nhuận dự kiến từ việc thực hiện hợp đồng và thiệt hại hình ảnh đáng kể.
Bên cạnh đó, Mỹ đã buộc Israel dừng hợp tác phát triển máy bay chiến đấu hạng nhẹ của Trung Quốc J-10, được chế tạo trên cơ sở của thiết kế máy bay Lavi của Israel.
Theo ông Kashin, có thể việc hợp tác Trung Quốc - Ukraine đang chờ một kết cục như vậy.