Pompey vĩ đại và Caesar huyền thoại từng đứng chung một chiến tuyến, họ góp phần đưa La Mã chuyển đổi từ cộng hòa thành một trong những đế chế vĩ đại nhất lịch sử loài người, đế chế La Mã.
Pompey vốn là con rể của Caesar, là chồng của Julia - Con gái cưng của Caesar. Sau khi Julia qua đời, cùng với những chiến thắng vang dội của bố vợ trong những đợt chinh phạt mảnh đất phía Tây đã đe dọa đến vị trí của con rể. Vì thế cuộc nội chiến nổ ra hầu như là điều không thể tránh khỏi.
Theo sử liệu Caesar, BC III 99,1, Trận Pharsalus là một trận đánh quyết định của cuộc nội chiến đó. Pompey đã có sự ủng hộ của đa số các thượng nghị sĩ, quý tộc và lúc đó quân số của ông nhiều hơn đáng kể so với các quân đoàn của Caesar.
Tuy thiệt hơn về quân số nhưng do dày dặn kinh nghiệm nên thế trận càng lâu thì Caesar càng chiếm được ưu thế. Cuối cùng nhà quân sự tài ba này đã dành chiến thắng toàn diện, còn anh hùng La Mã, Pompey đã phải bỏ đi trong sự hổ thẹn.
Pompey phải rút lui và vị tướng vĩ đại buộc phải sang Ai Cập lánh nạn dù không hề mong muốn điều đó. Không những thế ông phải chịu một số phận bất hạnh khi bị ám sát ngay tại Ai Cập bởi quân của pharaoh Ptolemaios XIII, Theos Philopator.
Vị tướng bất hạnh bị nhiều nhát đâm trên lưng, bị chặt đầu, còn xác ông bị đem hỏa thiêu. Thủ cấp của Pompey được Pharaoh Ptolemaios XIII Theos Philopator gửi cho Ceasar như là quà tặng từ vua Ai Cập.
Trái với mong đợi của những kẻ xấu bụng, nhà lãnh đạo lỗi lạc của đế chế La Mã đã hành xử chính nghĩa như một người quân tử. Ceasar không coi việc nhận được thủ cấp của cựu thù là chiến lợi phẩm mà ông bày tỏ lòng xót thương sâu sắc rồi sai người hỏa thiêu thủ cấp trong sự thương tiếc và tôn trọng đối với Pompey.
Có lẽ đó là sự an ủi cho linh hồn của Pompey dù bại trận dưới tay của Ceasar nhưng vẫn được ông dành cho sự trân trọng.
Sau khi Pompey bị ám sát, quyền lực tập trung hoàn toàn trong tay Ceasar ông đã trở về thành Rome với một vị thế mới. Đầu năm 44 TCN Caesar được bầu làm lãnh đạo tối cao mãi mãi của đế chế La Mã.
Từ đó, ông đã có nhiều cải tổ đối với Viện nguyên lão, hợp thức hóa hệ thống lịch, cải biên luật, thực hiện quyền dân chủ trong đế chế...
Theo nhiều sử gia, tuy Ceasa lãnh đạo có phần chuyên chế độc tài nhưng ông cũng có công rất lớn khi thực hiện được nhiều cải cách quan trọng, hợp lý, tạo nền tảng cho sự lớn mạnh của La Mã sau này.
Tuy vậy, nhiệm kỳ tối cao của ông cũng rất ngắn ngủi, chỉ trong vài tháng sau khi đăng quang, Ceasar bị một nhóm gần 60 người của Viện nguyên lão ám sát.
Cuộc đời hai vị tướng huyền thoại của La Mã đều kết thúc trong bất ngờ và bi thảm để lại nhiều thương xót cho người dân La Mã. Đến nay nhiều điều bí ẩn xung quanh cái chết của hai vị tư lệnh vĩ đại vẫn còn là ẩn số với hậu thế.
Tham khảo nhiều nguồn