Từng được sử dụng làm thức ăn chăn nuôi, một loại thực phẩm của Trung Quốc được nâng tầm thành món hảo hạng, chiếm 80% sản lượng toàn cầu: Đến Bộ trưởng Tài chính Mỹ cũng tấm tắc khen

Yến Nguyễn |

Xuất khẩu nấm truffle của Trung Quốc bùng nổ cho thấy những nỗ lực của nước này nhằm đảm bảo chỗ đứng ngày càng vững trong thương mại thực phẩm cao cấp toàn cầu.

Từng được sử dụng làm thức ăn chăn nuôi, một loại thực phẩm của Trung Quốc được nâng tầm thành món hảo hạng, chiếm 80% sản lượng toàn cầu: Đến Bộ trưởng Tài chính Mỹ cũng tấm tắc khen- Ảnh 1.

Sau 30 năm, nấm truffle Trung Quốc đã trải qua một chặng đường dài, từ việc được sử dụng làm thức ăn cho heo đến trở thành một món ngon được ưa chuộng và đánh giá cao.

Theo số liệu hải quan, năm ngoái, Trung Quốc đã xuất khẩu kỷ lục 32,5 tấn nấm truffle tươi và đông lạnh, tăng 58,6% so với một năm trước đó, số liệu hải quan cho thấy.

Loại nấm hảo hạng của Trung Quốc gần đây đã gây bất ngờ trong chuyến thăm Trung Quốc của Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Janet Yellen vào tháng 7. Theo CNN, hồi ức cụ thể của bà Yellen về “món nấm thơm ngon” đã làm dấy lên sự chú ý của giới truyền thông ở Trung Quốc và Mỹ và được gắn mác là “ngoại giao nấm”.

Tỉnh Vân Nam phía tây nam là nơi có sản sinh ra hầu hết các loại nấm truffle của Trung Quốc. Xuất khẩu nấm truffle của Trung Quốc bùng nổ cho thấy những nỗ lực của nước này nhằm đảm bảo chỗ đứng ngày càng vững trong thương mại thực phẩm cao cấp, bao gồm trứng cá muối, nghệ tây và rượu vang – trước đây được thống trị bởi các nhà sản xuất phương Tây.

Trước khi nông dân Trung Quốc phát hiện ra giá trị của nấm truffle ở châu Âu và các nơi khác, thì chúng đã được sử dụng làm thức ăn cho heo. Mãi đến năm 1994, tỉnh Tứ Xuyên mới bán nấm truffle đen cho Pháp, Ý và Đức, Jiemian News đưa tin vào hôm thứ Tư.

Theo Tridge, một công ty dữ liệu thực phẩm nông nghiệp, Trung Quốc là nước xuất khẩu nấm truffle hàng đầu thế giới vào năm 2022, trên cả Hà Lan, Hàn Quốc và Bỉ.

Tỉnh Vân Nam sản xuất 300 tấn nấm truffle hàng năm, gấp khoảng 10 lần sản lượng hàng năm ở Pháp.

Tuy nhiên, nấm truffle đen Tuber melanosporum của Pháp có giá cao gấp 8 lần so với nấm cục indicium của Vân Nam, vốn được bán với giá khoảng 82 USD/kg.

Nấm truffle của Trung Quốc chiếm hơn 80% tổng sản lượng thế giới, trong đó Vân Nam chiếm 60% tổng sản lượng. Trong khi đó, tỉnh lân cận Tứ Xuyên sản xuất 100 tấn mỗi năm.

Nhưng các chuyên gia nông nghiệp cho biết vẫn còn nhiều thách thức để phát triển nền kinh tế nấm truffle của Trung Quốc.

Liu Peigui, một chuyên gia về nấm Trung Quốc tại Viện Thực vật học Côn Minh thuộc Viện Khoa học Trung Quốc, cho biết trong khi nấm truffle đen Trung Quốc và Pháp giống nhau đến 96% về trình tự bộ gen, nhưng nấm của Trung Quốc không có tính cạnh tranh bằng.

Theo Jiemian News, ông Liu cho biết: “Các hình thức thu hoạch sớm và không đúng cách ở Trung Quốc đã khiến chất lượng sản phẩm không ổn định và có tác động tiêu cực lâu dài đến môi trường, do đó chất lượng sản phẩm thấp hơn”.

Theo SCMP

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại