Từ Hải Đông: Đại tướng TQ chết nhục nhã trong căn phòng trống

Thủy Thu |

Bị vu oan và giày vò cho đến chết nhưng Nguyên soái Trung Quốc Từ Hải Đông vẫn chờ đợi câu trả lời duy nhất của Chủ tịch Mao Trạch Đông.

Bức thư giả mạo 

Ngày 22/5/1966, Đại tướng Trung Quốc Từ Hải Đông viết thư gửi cho Mao Trạch Đông nêu kiến giải về cách lựa chọn người kế nhiệm.

Theo Từ, nhân lúc Mao Trạch Đông, Lưu Thiếu Kỳ và các lãnh đạo cấp cao khác còn tại vị, nhất định phải loại bỏ những "quả bom hẹn giờ" phòng hậu họa. Đặc biệt, những cán bộ lão thành không nên cầm quyền quá lâu mà cần chuyển giao quyền lực cho tầng lớp kế nhiệm.

Từ Hải Đông (1900 - 1970), tên thật là Nguyên Thanh, quê ở tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc).

Ông là một trong những lãnh đạo quan trọng của quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc.

Ông đượng phong hàm Đại tướng năm 1955.

Bức thư này sau đó đã rơi vào tay nhóm Lâm Bưu - Giang Thanh. Lâm-Giang đã ngay lập tức nhân cơ hội vu cáo Từ viết thư với mục đích kêu gọi Mao từ chức nhằm giao lại quyền lực cho Phó chủ tịch Lưu Thiếu Kỳ.

Tuy nhiên sau đó, gia đình Từ Hải Đông giao ra bức thư gốc cùng một bức thư khác mà Mao Trạch Đông viết gửi cho Từ làm bằng chứng.

Nhận thấy Mao Trạch Đông vẫn rất tôn trọng Từ và trong thư Từ cũng không có hàm ý kêu gọi Mao Trạch Đông từ chức nên phe Lâm - Giang đành bỏ cuộc, nhưng lời vu cáo vẫn cứ được đồn đại dai dẳng thời gian về sau.

Ngoài ra, Từ còn bị vu cáo ủng hộ nhóm tướng lĩnh như Lưu Chấn, Trương Diên Phát, Hà Diên Nhất đoạt quyền đảng ủy không quân của Tư lệnh không quân Ngô Pháp Hiến - một trợ thủ đắc lực của Lâm Bưu.

"Đến Ngô Diên Phát, Hà Diên Nhất tôi còn không quen biết thì lấy gì mà đứng sau giúp đỡ họ", Từ tức tối giãy bày.

Từ Hải Đông: Đại tướng TQ chết nhục nhã trong căn phòng trống - Ảnh 2.

Đại tướng Từ Hải Đông và con gái Từ Văn Huệ

Càng về sau, càng nhiều tội danh dồn dập tìm đến ông. Ví như: "Vòi bạch tuộc" của Từ Hải Đông lan rộng toàn quân, âm thầm mở cuộc họp bí mật ở Đại Liên để đoạt quyền Tổng tham mưu trưởng, là tay chân của Trương Quốc Đào - một trong những người sáng lập đảng cộng sản Trung Quốc sau bỏ theo Tưởng Giới Thạch.

Hay như phản đối Mao Trạch Đông, phá hoại thành quả của cuộc đại cách mạng văn hóa Trung Quốc.

"Bọn họ nay đả đảo người này, mai đả đảo người kia, xem ra người tốt đều bị họ diệt sạch", Từ nói tức tối nói với con gái.

Cuộc đấu tố lúc nửa đêm

Nửa đêm ngày 30/7/1967, bên ngoài nhà Từ Hải Đông bất ngờ vang lên tiếng những bước chân thình thịch. Một lúc sau, vài trăm Hồng vệ binh được cử đến xông vào lục soát nhà Từ với danh nghĩa tìm chứng cứ về "sự kiện 20/7".

Ngay tại phòng ngủ, dù đang dưỡng bệnh, Hồng vệ binh vẫn tổ chức một cuộc đấu tố, vu cáo ông là phần tử phản đảng và âm mưu tiếm quyền.

Vừa nhiếc mắng, nhóm này vừa đổ tội ông đứng sau giật dây sự kiện 20/7 của Trần Tái Đạo. Trần và Từ đều được phong hàm Đại tướng vào năm 1955 nên nhóm Lâm Bưu - Giang Thanh mặc định, hai ông cùng bắt tay gây ra sự kiện này.

Sự kiện 20/7 còn được gọi là Sự kiện Vũ Hán hay Trần Tái Đạo đảo chính diễn ra vào năm 1967.

Khi đó, một nhóm quần chúng dưới sự chỉ đạo của Trần Tái Đạo đã tổ chức diễu hành chất vấn và phê bình phương thức cải cách văn hóa của Hồng vệ binh.

Sự kiện này bị vu cáo là sự kiện phản cách mạng.

Từ ra sức phủ nhận không liên quan, nhưng một Hồng vệ binh đã át lời ông: "Dã tâm ông còn chưa hết, nằm trên giường bệnh thế này vẫn còn muốn làm Bộ trưởng Bộ quốc phòng".

"Tôi không có dã tâm gì, tôi đã bệnh như thế này, luôn kè kè máy trợ thở, còn muốn làm Bộ trưởng gì nữa", ông đáp lại.

Thời điểm đó, một vài tư lệnh của các đại quân khu mỗi lần đến Bắc Kinh đều đến thăm ông cũng bị chỉ trích trợ giúp ông đoạt quyền Bộ trưởng Bộ quốc phòng.

Theo lời kể của bà Từ Văn Huệ - con gái Đại tướng Từ Hải Đông, ngay cả các sinh viên của Từ khi tới thăm cũng tỏ vẻ hoài nghi về âm mưu đoạt quyền của ông.

Hình thức đấu tố tăng cấp

Sau khi lục soát nhà mà không tìm được tài liệu như ý, nhóm Hồng vệ binh tuyên bố không cung cấp thêm các văn kiện khác cũng như ngừng cup cấp dịch vụ điện thoại cho ông. Đồng thời ông chính thức bị quản thúc, tất cả các nhân viên bên cạnh đều lần lượt bị điều chuyển.

Từ Hải Đông: Đại tướng TQ chết nhục nhã trong căn phòng trống - Ảnh 4.

Từ Hải Đông (trái) và Chu Ân Lai

Hình thức đấu tố ông dần tăng cấp. Khắp nhà và văn phòng làm việc của Bộ tổng tham mưu dán đầy những biểu ngữ đấu tố Từ Hải Đông.

Tài khoản ngân hàng của Từ bị đóng băng, dược phẩm hàng ngày cũng bị hạn chế, thậm chí đến máy trợ thở cũng bị ngừng cung cấp.

Từ đau khổ than với vợ - bà Châu Đông Bình: "Tôi còn không bằng một tù binh".

Bà Châu trước đó đã muốn đi tìm Thủ tướng bấy giờ là Chu Ân Lai giúp đỡ nhưng đều bị nhóm Lâm - Giang ngăn chặn.

Bệnh tình Từ ngày càng chuyển biến xấu, ông bắt đầu sốt liên tục nhưng không có thuốc uống. Vợ ông nghĩ kế để con trai cả là Từ Văn Bá trốn ra ngoài tìm một cấp dưới cũ của ông là Vương Chấn, nhờ giúp đỡ.

Vương Chấn đã nhanh chóng đi gặp Chu Ân Lai báo cáo về tình hình của Từ. Tháng 4/1968, Chu lập tức chỉ thị cho bệnh viện Quân giải phóng Trung Quốc tiếp tục cung cấp thuốc và máy trợ thở cho tướng Từ.

Tuy nhiên, hành động của vợ chồng Từ không thoát khỏi tai mắt của nhóm Lâm - Giang. Đến tháng 1/1969, hai con lớn của Từ đều bị đưa đi thẩm vấn cách ly.

Thời khắc sinh tử

Nửa đêm 25/10/1969, Từ Hải Đông bị ép chuyển đến một phòng bệnh ở Trịnh Châu, Hà Nam. Do phải di chuyển đường dài và trong thời tiết giá lạnh nên ông bị nhiễm lạnh, sốt cao.

Nhưng nhóm Lâm - Giang nhất quyết không cho ông được chữa trị. Họ cũng cắt mọi khẩu phần thuốc cần thiết. Dược phẩm các chiến hữu của ông gửi tới cũng bị chặn.

Đặc biệt, Hồng vệ binh còn sắp xếp cho ông ở trong một gian phòng không lò sưởi đã bị bỏ trống nhiều năm. Thậm chí đến nhu yếu phẩm hàng ngày như dầu và gạo cũng không cấp cho ông.

Từ Hải Đông: Đại tướng TQ chết nhục nhã trong căn phòng trống - Ảnh 5.

Từ Hải Đông (giữa) và các chiến hữu.

Bà Châu Đông Bình đành kêu Từ Văn Bá vận chuyển đồ từ Bắc Kinh đến. Nhóm Lâm Bưu biết chuyện liền cử người đến ga tàu hòng bắt giữ con trai ông bà.

Tuy nhiên, Từ Văn Bá đã kịp trốn thoát trước khi bị bắt. Anh đi đến Hồ Bắc tìm sự giúp đỡ từ các chiến hữu của Từ Hải Đông.

Lúc này, Hàn Tiên Sở - một chiến hữu của Từ Hải Đông biết chuyện đã mạo danh là một cảnh vệ mang thuốc đến Trịnh Châu cho Từ nhưng kế hoạch của Hàn cũng bị bại lộ.

Một chiến hữu khác của Từ là Trương Thể Học tìm cách liên lạc, tiết lộ với Châu Đông Bình rằng, nhân Thủ tướng Chu Ân Lai đi khảo sát Hà Nam, nhóm Lâm Bưu đã đưa chỉ thị Trương tìm cách ép chết Từ Hải Đông.

Mùa đông lạnh, nhưng phòng không có lò sưởi nên mưa dột, ẩm thấp, khắp nơi mọc rêu xanh. Bệnh nặng càng thêm nặng, Từ Hải Đông bắt đầu ho ra máu.

Không được chữa trị, lại sống trong điều kiện kham khổ, Từ Hải Đông trút hơi thở cuối cùng vào ngày 25/3/1970 tại Trịnh Châu, Hà Nam.

Dưới lệnh cấm của Lâm Bưu, đám tang của ông cũng được tổ chức qua loa và lạnh lẽo.

Đến ngày 25/1/1979, ông mới được phục hồi danh dự và được tổ chức lễ tang long trọng dưới sự chủ trì của Phó Chủ tịch Trung Quốc lúc bấy giờ là Đặng Tiểu Bình.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại