Trong quá trình đi xin việc, bên cạnh những câu hỏi kiểm tra kỹ năng chuyên môn. Đôi khi phía nhà tuyển dụng sẽ đặt thêm những câu hỏi có phần “kỳ quặc” hoặc “đánh đố” các ứng viên. Mục đích của việc làm này là để kiểm tra khả năng tư duy, cách xử lý tình huống nhanh nhạy của mỗi người. Dựa vào đó để đánh giá phần nào cách sắp xếp và xử lý công việc các ứng viên. Từ đó tìm ra những người thích hợp nhất với tiêu chí của công ty.
Do đó, những câu hỏi phỏng vấn ngày nay sẽ có không ít những câu hỏi test IQ lẫn EQ của ứng viên. Điển hình là trường hợp của Tiểu Lý vừa được chia sẻ lên mạng xã hội Trung Quốc.
Ảnh minh hoạ
Theo đó, Tiểu Lý vừa tốt nghiệp tại một trường đại học có tiếng vào tháng 7 vừa qua với tấm bằng giỏi. Anh chàng rất tự tin vào năng lực của mình nên đã ứng tuyển ngay vào vị trí nhân viên kinh danh của một công ty có tiếng tại Bắc Kinh.
Sau khi trải qua 2 vòng sơ tuyển về kiến thức chuyên môn, Tiểu Lý cùng 2 ứng viên đã thành công lọt vào vòng trong. Tại đây, cả 3 sẽ vấn đáp trực tiếp với nhà tuyển dụng để tìm ra một ứng viên duy nhất phù hợp.
Trước khi vào vòng cuối cùng, Tiểu Lý đã chuẩn bị khá kỹ cho các câu hỏi về chuyên môn. Anh tự tin vào khả năng và nghĩ mình chắc chắn sẽ được nhận. Tuy nhiên, câu hỏi mà nhà tuyển dụng đưa ra lại chẳng liên quan gì tới chuyên môn.
Cụ thể câu hỏi của nhà tuyển dụng như sau: “ Từ 1 đến 100 có bao nhiêu chữ số 9 , thời gian suy nghĩ là 30 giây, sau đó các ứng viên sẽ ghi đáp án của mình vào tờ giấy trước mặt. Người nào có đáp án nhanh và chính xác nhất sẽ được nhận vào làm.”
Ảnh minh hoạ
Ngay khi nghe xong câu hỏi, một ứng viên đã nhanh tay ghi ngay đáp án là 10 và nộp cho nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, đây rõ ràng là một đáp án sai. Do đó ứng viên này đã bị gạch loại ngay lập tức.
Tiểu Lý thấy vậy thì vô cùng đắc ý, cậu nhanh chóng liệt kê và đưa tờ giấy có đáp án 19 cho nhà tuyển dụng với suy nghĩ chắc chắn mình sẽ được chọn. Không ngờ, nhà tuyển dụng sau khi nhận đáp án của cậu thì lắc đầu không nói gì. Tiểu Lý cảm thấy vô cùng bất bình, cậu giải thích cho nhà tuyển dụng đáp án của mình hoàn toàn đúng. Vì từ 1 tới 100 có tất cả 19 số có số 9 xuất hiện là 9, 19, 29, 39, 49, 59, 69, 79, 89, 90, 91, 92, 93, 94, 95, 96, 97, 98, 99. Tuy nhiên, phía nhà tuyển dụng vẫn cho rằng đáp án mà Tiểu Lý đưa ra là chưa chính xác. Việc này khiến Tiểu Lý vô cùng bất bình.
Đúng lúc này, ứng viên thứ ba mới từ tốn mang đáp án của mình lên nộp. Đáp án người này đưa ra là có 20 chữ số 9. Tiểu Lý khi đó vẫn chưa nhận ra bản thân đã đưa đáp án sai cho tới khi nghe ứng viên số 3 giải thích.
Đầu tiên anh chàng này bắt đầu liệt kê rất cẩn thận những số có chữ số 9, bao gồm: 9, 19, 29, 39, 49, 59, 69, 79, 89, 90, 91, 92, 93, 94, 95, 96, 97, 98, 99. Trong đó riêng số 99 lại được kết hợp bởi hai chữ số 9 nên đáp án chính xác phải là 20 chứ không phải 19 như Tiểu Lý đưa ra.
Ảnh minh hoạ
Lúc này Tiểu Lý mới giật mình nhận ra bản thân đã quá hấp tấp vội vàng. Không nhận ra bản thân khi đọc đề bài đã bị đánh lừa, hơn nữa còn bị quấn theo yêu cầu của nhà tuyển dụng là phải đưa đáp án nhanh nhất nên không kiểm tra lại trước khi mang lên nộp đáp án.
Vậy là cuối cùng, ứng viên số ba đã thành công được nhận vào làm còn Tiểu Lý và ứng viên đầu tiên đành ngậm ngùi quay về. Qua vụ việc này, Tiểu Lý đã rút cho mình được bài học vô cùng đắt giá. Đó là luôn cẩn trọng trong từng hành động, suy nghĩ, không nên tự tin thái quá tự nâng tầm bản thân. Và đặc biệt, khi làm việc tuyệt đối không được hấp tấp vội vàng. Tự tạo lập thói quen kiểm tra lại mọi thứ trước khi đưa ra đáp án cho mọi vấn đề.