Lịch sử hàng nghìn năm trước cách loài người rất xa xôi, cho dù là con người hay sự vật, dường như chỉ là một đoạn văn trong sách.
Nhưng trên thực tế, những đoạn văn trong sách này thực sự đã diễn ra, chỉ vì niên đại quá dài mà ai cũng cảm thấy không chân thực. Là những người bình thường, chúng ta gần như rất ít khi khảo nghiệm lại chúng. Nhưng lại có những người chuyên tâm lấy việc nghiên cứu lịch sử làm sự nghiệp cả đời.
Công việc này chính là là khảo cổ học. Nói tới khảo cổ học, Trung Quốc là quốc gia hàng đầu trong lĩnh vực này. Bởi Trung Quốc là một trong bốn nền văn minh cổ nhất thế giới với hơn 5000 năm lịch sử.
Tuy nhiên, chính vì ngành khảo cổ học ở nước này phát triển mạnh mẽ và chưa có quy hoạch, nên hiện nay trong mắt một số ít người, họ không phân biệt được sự khác biệt giữa khảo cổ và trộm mộ . Trên thực tế thì hai khái niệm này cũng không khó phân biệt. Mục đích chính của những kẻ trộm mộ là lấy trộm di vật văn hóa để đổi lấy tiền vì lợi ích của chính họ.
Chính vì ngành khảo cổ học ở Trung Quốc phát triển mạnh mẽ và chưa có quy hoạch, nên hiện nay trong mắt mộ t số ít người, họ không phân biệt được sự khác biệt giữa khảo cổ và trộm mộ .
Giới đạo mộ là những kẻ không màng liêm sỉ lễ nghi, chỉ muốn làm giàu nên tìm mọi cách cướp phá các ngôi mộ và khoắng sạch cổ vật. Còn phần lớn các nhà khảo cổ học ở đất nước này chưa từng chủ động khai quật lăng mộ nào, đa số tin tức về những ngôi mộ mà họ nhận được là do vô tình được phát hiện trong dân gian.
Vì vậy, mục đích và bản chất của khảo cổ học và đạo mộ hoàn toàn khác nhau. Sự tồn tại của các ngôi mộ cổ và các di tích văn hóa chưa bao giờ là vì lợi ích của một cá nhân nào, mà là để mọi người có thể biết tới quá khứ, lấp đầy những khoảng trống trong sử sách, và cũng để nhiều người hiểu hơn về lịch sử.
Nói một cách khái quát thì kích thước của lăng mộ cổ tượng trưng cho địa vị của chủ nhân ngôi mộ khi còn sống. Hoành tráng nhất chắc chắn là các lăng tẩm. Các vị hoàng đế của các triều đại trước đây đã bỏ ra rất nhiều tiền và thời gian để xây dựng lăng tẩm.
Lấy ví dụ như lăng mộ Tần Thủy Hoàng, mặc dù nó vẫn chưa được chính thức khai quật cho đến nay, nhưng sau khi khảo sát thì các chuyên gia không thể xác định được, và ước tính quy mô của nó có thể không thể dùng những lăng mộ khác để so sánh được.
Ngoài ra, còn có nhiều lăng mộ quy mô lớn, chủ nhân của những lăng mộ này đều là những nhân vật nổi tiếng trong lịch sử, trong sử sách đều có ghi chép liên quan.
Kích thước của lăng mộ cổ tượng trưng cho địa vị của chủ nhân ngôi mộ khi còn sống.
Những lăng mộ này có diện tích bao phủ rộng lớn, chưa kể đến những đồ vật tùy táng trong lăng. Chính những món đồ bồi táng này đã thu hút những kẻ trộm mộ . Điều này không khó hiểu. Là vua của một nước, hoàng đế là người sở hữu vô số ngọc ngà châu báu và bảo vật trên đời. Vì vậy, khi họ mất đi, một phần lớn vàng bạc châu báu cũng sẽ được chôn cất cùng.
Người xưa có thể nghĩ rằng, những món đồ, bảo vật tùy táng sẽ đi theo mình sang thế giới cực lạc. Nhưng thật đáng tiếc, chúng lại nằm dưới lòng đất hàng trăm nghìn năm. Ngoài những ngôi mộ quy mô lớn ở Trung Quốc, tất nhiên còn có những ngôi mộ quy mô nhỏ, hầu hết những ngôi mộ này đều thuộc về người bình dân, đồ tùy táng hầu như không có nên giá trị khảo cổ học rất ít.
Người xưa có thể nghĩ rằng, những món đồ, bảo vật tùy táng sẽ đi theo mình sang thế giới cực lạc. Nhưng thật đáng tiếc, chúng lại nằm dưới lòng đất hàng trăm nghìn năm.
Tuy nhiên, vẫn có trường hợp ngoại lệ! Hơn 20 năm trước, một ngôi mộ cổ được phát hiện ở làng Ích Môn, Bảo Kê, tỉnh Thiểm Tây. Theo thông tin nhận được, các nhân viên sở văn hóa đã vội vã tới hiện trường ngay lập tức, nhưng ngôi mộ trước mặt khiến họ thất vọng.
Ngôi mộ cổ này rộng chưa đầy ba mét vuông, trông như một ngôi mộ dành cho người bình thường, rất tồi tàn. Điều này đồng nghĩa với việc sẽ không có đồ tùy táng mang giá trị khảo cổ bên trong.
Không ngờ rằng, sau khi quan tài được mở ra, thứ ở bên trong đã khiến mọi người có mặt choáng váng. Các chuyên gia tìm được từ trong quan tài 225 bảo vật bằng vàng bạc, tất cả đều là những thứ tinh xảo, có thể gọi là quốc bảo.
Trong số 225 cổ vật văn hóa được khai quật, có 80 món đồ bằng vàng, 93 món đồ bằng ngọc, cộng với một số đồ khác bằng bạc và đồng, mỗi thứ đều có màu sắc rực rỡ và chế tác tinh xảo.
Các nhà khảo cổ học rất ngạc nhiên, tại sao trong một ngôi mộ cổ rộng chưa đầy ba mét vuông lại có hơn hai trăm món đồ tinh xảo và quý giá như vậy? Điều này hoàn toàn không phù hợp với chế độ mộ táng cổ đại.
Hầu hết các di vật văn hóa được khai quật trong ngôi mộ này đều là những vật phẩm tinh xảo đắt tiền, người bình thường không thể có được. Hàng nghìn năm trước, ở thời cổ đại, chỉ có người của hoàng tộc hoặc các quan thần chức cao mới có nhiều đồ tùy táng tinh xảo đến vậy.
Có người lập luận rằng, giới trộm mộ là những kẻ sành sỏi và cũng hiểu tâm ý của nhau. Chúng không bao giờ nghĩ rằng ngôi mộ chưa đầy ba mét vuông này lại có nhiều bảo vật như vậy nên sẽ không sờ tới. Vậy nên chủ nhân của ngôi mộ đã dựa vào sơ hở này để đánh lạc hướng những kẻ cùng giới.
Nhưng lăng mộ của những người có địa vị cao quý này không thể có diện tích dưới ba mét vuông. Trong lăng cũng không có gì để chứng minh thân phận chủ nhân ngôi mộ nên có người nghi ngờ đây có thể là mộ của những kẻ trộm mộ .
Chỉ có kẻ trộm mộ mới có nhiều báu vật quý giá như vậy. Nhiều người đoán rằng có lẽ kẻ trộm mộ không muốn để số báu vật này rơi vào tay người khác, nên đã đào một cái hố đơn giản và đem tất cả kho báu chôn xuống dưới.
Có người lập luận rằng, giới trộm mộ là những kẻ sành sỏi và cũng hiểu tâm ý của nhau. Chúng không bao giờ nghĩ rằng ngôi mộ chưa đầy ba mét vuông này lại có nhiều bảo vật như vậy nên sẽ không sờ tới. Vậy nên chủ nhân của ngôi mộ đã dựa vào sơ hở này để đánh lạc hướng những kẻ cùng giới.
Tuy nhiên, vẫn chưa có bằng chứng nào chứng minh chủ nhân của ngôi mộ cổ này thực sự là kẻ trộm mộ , tất cả đều là những phỏng đoán hợp lý. Cho tới nay, thông tin về ngôi mộ này vẫn mơ hồ và chưa có kiểm chứng.