Với những cặp đôi mới cưới, tuần trăng mật là thời điểm hạnh phúc để họ thêm gia vị cho chuyện tình yêu. Chính vì vậy, đi trăng mật sau khi cưới đã trở thành một truyền thống tại rất nhiều nước trên thế giới.
Nhưng liệu đã có ai tự hỏi, tại sao đi trăng mật lại trở thành một truyền thống như vậy chưa?
Phong tục này bắt nguồn từ thế kỷ 19 tại nước Anh. Tuy nhiên ban đầu, lý do thực sự của nó không như mọi người vẫn nghĩ. Trên thực tế, đó vẫn là chuyến đi cùng nhau của cặp đôi mới cưới nhưng họ sẽ đi thăm nhà họ hàng và những người bạn không thể tới đám cưới.
Theo như Sara Margulis, CEO của Honeyfund - một công ty đăng ký đám cưới trực tuyến, phải mãi cho đến những năm 1800, kỳ trăng mật mới bắt đầu giống như những gì chúng ta thấy bây giờ.
Đi tuần trăng mật là một truyền thống đã có từ rất lâu đời. Tuy nhiên, nguồn gốc ban đầu của việc đi tuần trăng mật lại ẩn chứa nhiều sự thật không ngờ.
Khi xét đến khái niệm "honey moon" (trăng mật), nhiều giả thuyết khác nhau cũng được đưa ra về truyền thống này. Nguồn gốc đầu tiên của "tuần trăng mật" bất đầu từ một truyền thống từ thế kỷ thứ 5.
Hồi đó, những cặp đôi mới cưới sẽ uống mead - một loại rượu mật ong sau tháng (moon) đầu tiên bên nhau. Rượu mật ong được khách mời cưới tặng cho cặp đôi cô dâu chú rể nhằm giúp họ có những phút giây thăng hoa hơn trong thời kỳ mới cưới.
Chính vì thế, thời gian đầu sau cưới sẽ được gọi là honeymoon.
Tuy nhiên, có ý kiến khác cho rằng truyền thống đi tuần trăng mật lại bắt nguồn từ một phong tục cổ xưa khác với một từ tiếng Na Uy cổ "hjunottsmanathr".
Thời bấy giờ, các chú rể thường đi bắt cóc cô dâu. Họ sẽ phải đi đâu trốn khoảng một tháng để phòng trường hợp bộ lạc của cô dâu đi tìm về. Các chú rể chỉ đưa cô dâu về khi gia đình cô dâu không đi tìm nữa.
Cách đây vài thế kỷ, các cô dâu thường bị chú rể bắt cóc và đem đi trốn cả tháng trời.
Bên cạnh tuần trăng mật, có rất nhiều truyền thống đám cưới khác bắt nguồn từ thời cổ xưa mà nhiều người không ngờ rằng lý do đằng sau lại như vậy. Trong đó, đáng chú ý nhất phải kể đến:
Nguồn gốc của phù dâu: Trong những đám cưới ngày xưa, phù dâu sẽ ăn vận như cô dâu. Theo quan niệm dân gian, đây là cách để những linh hồn xấu xa không phân biệt được đâu là cô dâu thật.
Nguồn gốc của mạng che mặt: Những chiếc mạng che mặt cũng có tác dụng ngăn chặn những linh hồn xấu xa tấn công cô dâu. Người La Mã cổ đại tin rằng cô dâu nên sử dụng mạng che mặt để che toàn bộ cơ thể của cô dâu trước những linh hồn quỷ dữ.
Nguồn gốc của chiếc váy trắng: Trên thực tế, váy trắng không phải phục trang thể hiện sự trong trắng hay thuần khiết. Đây là một sản phẩm khá hiện đại và chỉ xuất hiện từ đầu thế kỷ 19. Trước đó, nhiều cô dâu vẫn chọn trang phục màu đỏ.