Trước khi đóng cửa, nhà hàng của NTK Thái Công cầu kỳ và đẳng cấp tới mức này: Không được gọi nhân viên là “Em ơi”, chỉ nhận đặt bàn tối đa 6 khách

Gia Hiển |

Dù có tính thẩm mỹ và sáng tạo trong thiết kế cũng như ẩm thực, nhà hàng của NTK Thái Công vẫn từng có tranh cãi.

Những công trình thiết kế và gu thẩm mỹ của NTK Thái Công vẫn đang là tâm điểm tranh cãi những ngày gần đây. Bắt nguồn từ thiết kế của chính căn nhà Thái Công bị đánh giá là “rối ren”, bí bách, công năng chưa tối ưu…, loạt dự án khác do NTK này đảm nhiệm cũng bị dư luận "đào lại”, trong đó có nhà hàng Thái Công Vietnamese Cuisine.

Trước khi đóng cửa, nhà hàng của NTK Thái Công cầu kỳ và đẳng cấp tới mức này: Không được gọi nhân viên là “Em ơi”, chỉ nhận đặt bàn tối đa 6 khách - Ảnh 1.
Trước khi đóng cửa, nhà hàng của NTK Thái Công cầu kỳ và đẳng cấp tới mức này: Không được gọi nhân viên là “Em ơi”, chỉ nhận đặt bàn tối đa 6 khách - Ảnh 2.

Thái Công Vietnamese Cuisine hoạt động ở Sài Gòn 6 năm trước khi đóng cửa vào tháng 4/2021. Trong quá trình hoạt động, dù gây ấn tượng về thiết kế và tính sáng tạo trong ẩm thực, nhà hàng của Thái Công vẫn gặp phải không ít tranh cãi.

Nhà hàng đồ Việt kiểu Tây, cách phục vụ chuẩn quốc tế

Nhà hàng của NTK Thái Công vẫn giữ lối thiết kế đẳng cấp, thượng lưu. Dù là một nhà hàng bán món Việt nhưng được phục vụ theo phong cách phương Tây. Các nhân viên đều mặc sơ mi trắng, đeo nơ bướm, món ăn được bày biện cầu kỳ, bát, cốc, dụng cụ ăn uống cũng có giá xa xỉ…

Dù thừa sức kinh doanh đồ Tây nhưng NTK Thái Công lại lựa chọn kinh doanh chính bằng đồ ăn Việt Nam. Các món Việt ở đây được đánh giá cao về chất lượng, cách phục vụ theo tiêu chuẩn quốc tế.

Trước khi đóng cửa, nhà hàng của NTK Thái Công cầu kỳ và đẳng cấp tới mức này: Không được gọi nhân viên là “Em ơi”, chỉ nhận đặt bàn tối đa 6 khách - Ảnh 3.
Trước khi đóng cửa, nhà hàng của NTK Thái Công cầu kỳ và đẳng cấp tới mức này: Không được gọi nhân viên là “Em ơi”, chỉ nhận đặt bàn tối đa 6 khách - Ảnh 4.
Trước khi đóng cửa, nhà hàng của NTK Thái Công cầu kỳ và đẳng cấp tới mức này: Không được gọi nhân viên là “Em ơi”, chỉ nhận đặt bàn tối đa 6 khách - Ảnh 5.
Trước khi đóng cửa, nhà hàng của NTK Thái Công cầu kỳ và đẳng cấp tới mức này: Không được gọi nhân viên là “Em ơi”, chỉ nhận đặt bàn tối đa 6 khách - Ảnh 6.

Các món ăn Việt đều được phục vụ theo lối cầu kỳ hoá

Từ không gian, kiến trúc, dụng cụ, cách bài trí, phục vụ… của nhà hàng Thái Công đều góp phần nâng tầm ẩm thực Việt. Có lẽ những thực khách thượng lưu sẽ hài lòng với phong cách cao cấp này và có những trải nghiệm xứng tầm. Nhưng số đông có lẽ sẽ mất thêm thời gian để quen với nền ẩm thực cao cấp.

Bên cạnh đó, có không ít ý kiến cho rằng ăn đồ Việt thì không nên quá cầu kỳ vậy. Trích một bình luận của dân mạng: “Ví dụ như với món bún bò Huế hay phở, vốn là món vỉa hè, khách quen với cách phục vụ dân dã cùng sự tự nhiên, vui tính của người bán hàng thì nay bước vào nhà hàng của NTK Thái Công phải ăn mặc phải sang trọng, cử chỉ phải thanh tao… Người phục vụ nghiêm chỉnh trong mọi hành động từ chỗ ngồi, đưa dĩa thìa, bưng rót… Biết là nhà hàng sang trọng, nhưng nếu ăn các món khác sẽ hợp hơn là món Việt”.

Thiết kế nội thất thẩm mỹ cao, đầu tư từng tiểu tiết, đồ ăn đắt đỏ

Với tư cách là NTK lừng danh, gu thẩm mỹ được kiểm định bởi thị trường quốc tế, nhà hàng của Thái Công cũng phải đi theo lối đẳng cấp, tinh xảo. Đó cũng là lý do vì sao NTK người Đức gốc Việt lựa chọn dùng trong nhà hàng của mình những loại bát đĩa đắt đỏ, hoa văn tinh xảo rất Tây.

Nhờ sự tích luỹ kinh nghiệm và phong cách sống sang trọng trong suốt hơn 30 năm tại châu Âu, mà NTK Quách Thái Công đã đem đến được những trải nghiệm độc đáo ở nhà hàng nằm giữa quận 2, Sài Gòn. Trước khi tận hưởng ẩm thực bằng vị giác, khách đến với nhà hàng Thái Công vốn đã được trải qua thăng hoa thị giác với kiến trúc và đồ dùng cao cấp, dưới ánh đèn pha lê.

Trong một đoạn video được chia sẻ trên TikTok, một nữ thực khách đã tiết lộ về mức giá của một số đồ dùng trong nhà hàng của NTK Thái Công như sau: Bình trà giá 10,7 triệu đồng, tách trà 8 triệu đồng, tô đựng bún bò 5,7 triệu đồng, ly pha lê 20 triệu đồng…

Trước khi đóng cửa, nhà hàng của NTK Thái Công cầu kỳ và đẳng cấp tới mức này: Không được gọi nhân viên là “Em ơi”, chỉ nhận đặt bàn tối đa 6 khách - Ảnh 7.

Set trà bánh xa xỉ

Trước khi đóng cửa, nhà hàng của NTK Thái Công cầu kỳ và đẳng cấp tới mức này: Không được gọi nhân viên là “Em ơi”, chỉ nhận đặt bàn tối đa 6 khách - Ảnh 8.

Tô bún bò hơn 200k nếu tính cả thuế

Trước khi đóng cửa, nhà hàng của NTK Thái Công cầu kỳ và đẳng cấp tới mức này: Không được gọi nhân viên là “Em ơi”, chỉ nhận đặt bàn tối đa 6 khách - Ảnh 9.

Chiếc ly 20 triệu

Đồ dùng đắt đỏ cùng với không gian sang trọng một lần nữa trở thành điểm cộng trong việc nâng tầm ẩm thực Việt một cách hài hoà của Thái Công. Vì vậy, các món ăn có giá không hề rẻ, ví dụ: phở 230k, bún bò 190k, gỏi cuốn 180k…

Trước khi đóng cửa, nhà hàng của NTK Thái Công cầu kỳ và đẳng cấp tới mức này: Không được gọi nhân viên là “Em ơi”, chỉ nhận đặt bàn tối đa 6 khách - Ảnh 10.

Thực đơn nhà hàng Thái Công

Trước khi đóng cửa, nhà hàng của NTK Thái Công cầu kỳ và đẳng cấp tới mức này: Không được gọi nhân viên là “Em ơi”, chỉ nhận đặt bàn tối đa 6 khách - Ảnh 11.
Trước khi đóng cửa, nhà hàng của NTK Thái Công cầu kỳ và đẳng cấp tới mức này: Không được gọi nhân viên là “Em ơi”, chỉ nhận đặt bàn tối đa 6 khách - Ảnh 12.
Trước khi đóng cửa, nhà hàng của NTK Thái Công cầu kỳ và đẳng cấp tới mức này: Không được gọi nhân viên là “Em ơi”, chỉ nhận đặt bàn tối đa 6 khách - Ảnh 13.

Những món ăn có xứng tầm với mức giá?

“Luật ngầm”: Chỉ nhận đặt bàn tối đa 6 khách, không được gọi nhân viên là “Em ơi”

Trên trang web của nhà hàng từng mô tả: “Vẻ ngoài của nhà hàng Thái Công dẫu có đôi chút kiêu kỳ như thể ‘chọn khách mà đón’ nhưng đó lại là nét cuốn hút, khiến cho khách hàng cảm thấy mình được tôn vinh khi đến đây”... Điều này cũng ám chỉ đối tượng khách hàng đến với nhà hàng Thái Công không thuộc số đông, cùng với những luật lệ nghiêm ngặt mà khách phải tế nhị tuân theo.

Khách đến với nhà hàng Thái Công sẽ không được sử dụng từ “Em ơi” để gọi nhân viên hay bồi bàn, phỏng theo lời mô tả trên blog như sau: “Hai từ ‘Em ơi’ không được phép tồn tại ở đây. Tất cả đều đến từ ánh mắt để câu chuyện trên bàn ăn cứ thế được tiếp diễn, món ăn cũng vì vậy mà giữ trọn tinh hoa gửi gắm vốn có”.

Không chỉ vậy, để dùng bữa và hưởng dịch vụ tại nhà hàng Thái Công, khách đi theo nhóm chỉ được đặt tối đa 6 người. Theo lý giải từ nhà hàng, “điều luật 6 người” được đặt ra để đặt khách hàng vào trạng thái thoải mái giữa không gian thanh lịch.

Trước khi đóng cửa, nhà hàng của NTK Thái Công cầu kỳ và đẳng cấp tới mức này: Không được gọi nhân viên là “Em ơi”, chỉ nhận đặt bàn tối đa 6 khách - Ảnh 14.

Theo lời mô tả, những luật lệ riêng biệt được đặt ra tại nhà hàng được “chỉ huy bởi chính NTK Quách Thái Công”. Vốn là người am hiểu cách để thưởng thức một bữa ăn ngon đẳng cấp cần những yếu tố gì. Dẫu vậy, những “luật ngầm” để vận hành của nhà hàng cũng từng khiến không ít người thấy khiên cưỡng khi lần đầu trải nghiệm hay mới biết tới nhà hàng Thái Công.

Ý kiến tranh cãi là vậy nhưng không thể phủ nhận sự thành công của nhà hàng NTK Thái Công, nơi này đã hoạt động được tới tận 6 năm. NTK Thái Công đưa ra lý do đóng cửa là để nhường không gian cơi nới thêm một team thiết kế nội thất.

Trước khi đóng cửa, nhà hàng của NTK Thái Công cầu kỳ và đẳng cấp tới mức này: Không được gọi nhân viên là “Em ơi”, chỉ nhận đặt bàn tối đa 6 khách - Ảnh 15.

NTK Thái Công đóng cửa nhà hàng để cơi nới thêm không gian cho team thiết kế nội thất

Nguồn: Tổng hợp

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại